Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quảng Bình đón 100.000 lượt du khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

14:52 05/09/2022 - Kinh tế
Với thời tiết thuận lợi cùng nhiều điểm du lịch hấp dẫn, đông đảo du khách đã lựa chọn Quảng Bình để lưu trú và nghỉ dưỡng trong dịp nghỉ lễ dài ngày.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình, trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 01-04/9/2022), tỉnh này ước đón 100.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 800 lượt.

Khách du lịch tại bến thuyền vào Động Phong Nha 

Với số lượng khách tăng đột biến trong dịp lễ, nhiều cơ sở lưu trú cho biết đã xảy ra tình trạng kín phòng. Các khách sạn từ 3 sao trở lên hoặc các homestay, farmstay, cơ sở lưu trú có cảnh quan đẹp, có bể bơi đạt công suất phòng từ 75% trở lên. Đặc biệt, trong hai ngày 01/9 và 02/9, các cơ sở lưu trú tại Thị trấn Quán Hàu, Kiến Giang và các xã lân cận đạt hơn 95%.

Năm nay, bên cạnh khách du lịch đi theo đoàn do các đơn vị lữ hành phục vụ, số lượng khách di chuyển bẳng xe ô tô gia đình cũng rất phổ biến. Du khách chủ yếu đến từ các trung tâm lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ở các tỉnh lân cận cũng như các tỉnh phía Bắc.

Các điểm đến được người dân yêu thích trải nghiệm là động Phong Nha, động Thiên Đường, suối Nước Moọc, sông Chày - hang Tối, TP. Đồng Hới... các khu vực diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Ba Đồn, các điểm tham quan du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và một số sản phẩm du lịch mạo hiểm tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã đón trung bình 4.600 lượt khách mỗi ngày trong dịp lễ vừa qua. Theo ông Hoàng Minh Thắng, Giám đốc Trung tâm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, Trung tâm đã nắm bắt và dự đoán tình hình khách để chủ động xây dựng các phương án đón tiếp khách du lịch chu đáo, kịp thời.

“Chúng tôi huy động 100% toàn thể người lao động để đảm bảo công tác phục vụ; đồng thời, kiểm tra hệ thống sàn đạo, trang thiết bị, hệ thống đèn, điện, các dịch vụ vui chơi, tắm suối,... Đặc biệt, chú tâm đến công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan, công tác phòng chống COVID -19, vệ sinh an toàn thực phẩm, cứu hộ cứu nạn tại toàn bộ các điểm du lịch trước ngày Lễ”, ông Thắng cho biết.

Lễ hội đua thuyền truyền thống tại Quảng Bình 

Với thời tiết thuận lợi trong dịp nghỉ lễ, nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch được tổ chức hiệu quả, đặc biệt là Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Quảng Ninh năm 2022 và Đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ; Lễ hội bơi đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang; Lễ hội Đua thuyền trên sông Gianh lần thứ 2 năm 2022, Hội nghị liên kết hợp tác phát triển du lịch Quảng Bình; Chuỗi sự kiện phục vụ du khách và nhà đầu tư tại Khu đô thị Bảo Ninh 1, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới...  

Để sẵn sàng cho dịp nghỉ lễ, ngành du lịch Quảng Bình đã thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến du lịch sâu rộng, liên tục từ trước đó. Các điểm đến được đa dạng hóa nên cũng thu hút lượng lớn khách du lịch.

Đặc biệt, sau dịch COVID -19, Sở Du lịch đã phối hợp cùng các đơn vị kinh doanh để củng cố và nâng cao chất lượng nhân sự dịch vụ, cải thiện cơ sở vật chất. Giá cả các dịch vụ trong dịp lễ năm nay tương đối bình ổn; việc đăng ký, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết cũng được thực hiện nghiêm túc.

Ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết: “Trong dịp nghỉ lễ, Sở Du lịch đã cử cán bộ theo dõi, nắm bắt tình hình đón và phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch nhằm đảm bảo công tác hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời”.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top