Phát triển du lịch - kinh tế mũi nhọn của Kim Bôi, Hòa Bình

16:07 18/11/2021 - Kinh tế
Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, giáp phía Tây Bắc của Tp Hà Nội, nơi đây có tiềm năng du lịch phong phú với hệ sinh thái đa dạng, nhiều thác nước, song suối, rừng nguyên sinh, thung lũng, thảm thực vật phong phú và đặc biệt có nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.

Toàn cảnh Serena Resort Kim Bôi Hòa Bình

Từ nghị quyết của Đảng bộ về phát triển kinh tế trọng điểm…

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BTV Tỉnh ủy tỉnh Hoà Bình, và thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch tầm nhìn đến năm 2030, đặt mục tiêu "Phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc".

Kim Bôi – Hoà Bình nơi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là vùng đất tươi đẹp, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nền văn hóa các dân tộc đa dạng, có những nét văn hóa riêng biệt, tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách, thực hiện nhiều giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến như huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, TP Hòa Bình tiếp tục được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nghiên cứu triển khai các dự án đầu tư. Vùng đất Mường Động sở hữu nguồn nước khoáng được coi là vàng trắng, đang "nóng” lên khi được nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, khảo sát triển khai các dự án đầu tư du lịch chất lượng cao.

Nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng phát triển xanh, bền vững, BTV Tỉnh ủy đã xác định rõ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển du lịch của đối với Huyện Kim Bôi, cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025: Giai đoạn 2021-2025, thu hút đầu tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao.

Năm 2021, do dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, cùng với sự phát triển chưa đồng bộ, hiện nay du lịch Kim Bôi còn gặp không ít những khó khăn. Cùng với xu hướng mở rộng du lịch của Việt Nam, cần quan tâm tới vấn đề liên kết các hoạt động du lịch trong khu vực nhằm tạo cho Kim Bôi một lợi thế, một hướng đi mới trong phát triển du lịch.

Trước đây, du khách đến Kim Bôi chủ yếu thông qua khu du lịch suối khoáng. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây Kim Bôi đã phát huy lợi thế về tài nguyên du lịch và đã hình thành nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: V-Resort; Thác Bạc Long Cung; khu mộ cổ, thác mặt trời… Trong thời gian tới, huyện đang có thêm một số dự án như: Rừng nguyên sinh Thượng Tiến, đầm Quèn Thị,...Tuy lượng khách đến Kim Bôi ngày một tăng ngành Du lịch của huyện vẫn còn gặp không ít những khó khăn, đó là: Sự gắn kết các điểm du lịch thành các tua, tuyến còn hạn chế.

Để phát triển tiềm năng du lịch và nghỉ dưỡng tại Kim Bôi, UBND huyện Kim Bôi ban hành Quyết định số 1126/QĐ – UBND ngày 5/4/2017 phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lý, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng, góp phần phát triển du lịch huyện Kim Bôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có một số điểm du lịch sinh thái như Serena Resort (xã Sào Báy), Cửu Thác Tú Sơn (xã Tú Sơn), thác Mặt Trời (xã Kim Tiến), khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, khu V’Resort (xã Vĩnh Tiến), Đồi Thông hai mộ, tục lệ văn hoá Làng Khả của dân tộc Mường (xã Hùng Sơn)…

V-Resort tiêu chuẩn 3 sao tại khu du lịch khoáng nóng Kim Bôi.

Trong một cuộc khảo sát tại 5 điểm du lịch của Kim Bôi là khu suối khoáng, V-Resort; Thác Bạc Long Cung; khu mộ cổ Đống Thếch, Đồi Thông hai mộ, thác Mặt Trời thì 100% ý kiến đều trả lời chưa có kết nối các điểm du lịch của huyện với nhau; chưa có sự giới thiệu điểm du lịch... Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách.

Theo đánh giá của khách du lịch thì cơ sở vật chất tại các điểm của huyện Kim Bôi đều ở mức trung bình, ngoại trừ khu Serena Resort và V-Resort. Chính vì thế lượng khách lưu trú qua đêm tại các điểm du lịch chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng lượt khách đến. Công tác thông tin quảng bá về du lịch chưa được chú trọng đúng mức 60% số du khách được hỏi biết thông tin về điểm du lịch chủ yếu là từ bạn bè và người thân giới thiệu. Còn lại là nguồn thông tin mà du khách biết đến thông qua đại lý du lịch. Như vậy, hoạt động trong phát triển du lịch của huyện còn nhiều hạn chế. Đặc biệt vấn đề liên kết trong hoạt động dịch vụ du lịch.

…Đến phát huy tiềm năng, lợi thế các địa danh du lịch Kim Bôi

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình được tạo hóa ban tặng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với hệ thống hang động phong phú, những ngọn núi và cánh rừng tự nhiên hùng vĩ. Ngoài ra, Kim Bôi còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường, Nơi phát tích Đồi Thông Hai mộ đi vào thơ ca (từ năm 1946), có di chỉ khảo cổ khu mộ cổ Đồng Thếch (xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng), từ nửa cuối thế kỷ XVII với những cột đá lớn nhỏ được khắc chữ Hán – Nôm đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Kim Bôi được du khách biết đến bởi nguồn nước khoáng nóng. Nhiều chuyên gia đã đánh giá Nước khoáng Kim Bôi là một trong những nguồn nước khoáng có chất lượng tốt nhất thế giới, cùng với những nguồn nước khoáng của Pháp, Nga, Hungary. Các dòng khoáng nóng tự nhiên ngầm phun lên từ lòng đất, nhiệt độ luôn ở mức 34°C – 46°C, mang nhiều khoáng chất và thành phần hóa học hữu ích cho sức khỏe như: Canxi, Natri, Magie… nên rất tốt cho phục hồi sức khoẻ... Với những tiềm năng lợi thế đó, Kim Bôi cần xác định trọng tâm lấy Du lịch làm mũi nhọn để phát triển kinh tế.

Huyện Kim Bôi cần đẩy mạnh khai thác kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch với các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó cần phát triển các tuyến và liên kết với các địa phương khác để phát triển du lịch như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn La. Liên kết hợp tác sẽ tạo ra sản phẩm mới, sức mạnh mới, đa dạng, hấp dẫn hơn, kéo dài số ngày lưu trú của khách... Cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành, thành lập hiệp hội du lịch. Huyện cần phối hợp với các địa phương liên quan để có một cơ chế liên ngành, liên vùng phù hợp và hiệu quả.

Công tác liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch. Cần xây dựng chương trình quảng bá du lịch chung của huyện, đồng thời liên kết với các công ty lữ hành, hiệp hội du lịch để quảng bá các điểm du lịch. Hợp tác với các hiệp hội, ngành nghề du lịch để vừa quảng bá thông tin, vừa học tập trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động du lịch, khai thác phát triển du lịch. Vì vậy huyện cần phối hợp với các cơ sở đào tạo dạy nghề của tỉnh Hòa Bình, Hà Nội để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch cho lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện.

Phối hợp, xây dựng các tour, tuyến, các điểm du lịch, quy hoạch chi tiết hướng phát triển du lịch Các nhóm sản phẩm nên phát triển trong khu vực như: Nhà trưng bày mẫu vật, tranh ảnh, chiếu phim tư liệu; các điểm ngắm phong cảnh thiên nhiên; tour thăm các di tích cách mạng, các làng dân tộc, các hoạt động văn hóa bản địa; tour tham quan các loại động, thực vật đặc hữu. Nhóm các tour mang tính khám phá: Các tour Caravan, Trekking (đi bộ trong rừng) như giới thiệu về Đồi thông Hai mộ khám phá những cảnh đẹp ngắn và dài ngày theo các tuyến đường mòn; các tour xe đạp ngắn; các hoạt động nước tại khu suối khoáng; tour tham quan phong cảnh và văn hóa bản địa.

Ngoài ra, hàng năm, trên địa bàn huyện có nhiều lễ hội được duy trì như: lễ hội Mường Động, Hội xuân, lễ hội Khuống mùa, Mừng cơm mới, văn hoá lễ Giỗ làng Khả xã Hùng Sơn… Tại các lễ hội làng thường diễn ra các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như ném còn, đánh mảng, đánh đuống, kéo co, đẩy gậy, gọi nàng Khọt… Đi với đó là các điệu múa đặc trưng như múa bông, múa dâng hoa, múa cửa đình, xen lẫn những màn xéc bùa, hát đối, ví đúm…

Với một huyện miền núi còn nghèo và khó khăn như Kim Bôi, lẽ ra khi được thiên nhiên ban tặng khối “vàng trắng” khổng lồ đó thì dân được giàu, huyện được mạnh. Nhưng đáng tiếc, thương hiệu nước khoáng Kim Bôi giờ đây bị mờ nhạt trên thị trường do không cạnh tranh được với hàng chục thương hiệu nước khoáng khác, cũng một phần do cách làm chưa hiệu quả.

Chính vì lẽ đó, cần có sự thu hút đầu tư, phát triển du lịch đúng tầm vóc, tiềm năng để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, xây dựng bộ mặt mới của huyện, cũng để làm cho bà con nơi đây bớt khó khăn, vất vả” là tâm tư đau đáu của Ông lãnh đạo huyện Kim Bôi khi chia sẻ với Nhà đầu tư về ước mơ và khát vọng xây dựng và phát triển kinh tế cho huyện nhà./.

Tuấn Anh  - Thế Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top