Phát huy vai trò, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

Chiều 24/5, tại Trụ sở các hội đặc thù tỉnh Sóc Trăng, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy định đạo đức nghề nghiệp và 3 năm triển khai quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. 
Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng:

Các đại biểu dự hội nghị. 

Đến dự có các đồng chí: Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lý Rotha - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương; các thư ký chi hội, chủ nhiệm câu lạc bộ trực thuộc Tỉnh hội.

Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 147 hội viên sinh hoạt ở 7 chi hội, câu lạc bộ nhà báo trực thuộc Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng. Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh có Báo Sóc Trăng, Đài Phát thanh Truyền hình Sóc Trăng, Tạp chí Văn nghệ Sóc Trăng. Mạng lưới truyền thông địa phương của Sóc Trăng còn có hệ thống các đài truyền thanh cấp huyện ở 11 huyện, thị xã, thành phố; Website Đảng bộ tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng và 32 cổng thông tin điện tử thành phần của các ngành, địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, còn có Phân xã của Thông tấn xã tại Sóc Trăng, phóng viên thường trú của Báo Nhân Dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Cần Thơ, cùng 12 phóng viên của các báo, đài ngành trung ương, địa phương bạn đăng ký hoạt động trên địa bàn.

Báo cáo tại hội nghị, ThS. Tạ Đình Nghĩa – Uỷ viên BCH Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng nhận định: Trong thực trạng hoạt động của các trang mạng xã hội ngày càng khó quản lý. Việc đăng tải thông tin, hình ảnh giật gân, câu khách, thiếu văn hóa, thiếu nhân văn và phản giáo dục, thậm chí có xu hướng chống đối xã hội ngày càng tràn lan trên các trang truyền thông xã hội. Trong khi đó, đại đa số công chúng khó thể phân biệt được tính chính xác, giá trị chân thực của các hình thức truyền thông trên mạng Internet, nhập nhằng giữa các loại hình, thậm chí nhầm lẫn một số trang thông tin điện tử trực tuyến là  “báo mạng điện tử”. Đồng thời, tình trạng đăng tin “giật gân”, “hot” mà thiếu kiểm chứng độ chính xác, khách quan, để “câu view, câu like” hoặc phục vụ mục đích cá nhân, vụ lợi đây đó cũng có xuất hiện trong những tin bài viết về địa phương. Tuy nhiên, việc quản lý và có giải pháp xử lý rất khó thực hiện khi tác giả không phải là hội viên đang sinh hoạt tại các cơ sở hội trực thuộc Hội nhà báo địa phương. 

Ngay sau khi Chỉ thị 120/CT-HNB của Hội Nhà báo Việt Nam về tổ chức học tập, thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được ban hành, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã sớm xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt và vận động toàn thể hội viên nhà báo trong tỉnh thực hiện Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Đến khi Hội Nhà báo chính thức công bố Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam vào cuối năm 2018, Thường trực Tỉnh hội đã lập tức đưa vào triển khai đến từng hội viên thông qua lồng ghép các nội dung chủ điểm vào trao đổi, thảo luận ở các buổi sinh hoạt chi hội, các đợt sinh hoạt tư tưởng về chủ đề Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng.

Qua đó, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh hội phối hợp với các cơ quan báo chí, trực tiếp chỉ đạo các chi hội chủ động triển khai bằng nhiều hình thức như: tổ chức học tập tập trung, lồng ghép các nội dung chủ điểm vào trao đổi, thảo luận ở các buổi sinh hoạt chi hội hàng tháng để hội viên nghiên cứu, nắm sâu hơn nội dung chỉ thị, góp phần nâng cao nhận thức của hội viên về vai trò, vị thế, chức năng, nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam trong đời sống xã hội và hoạt động báo chí. Đặc biệt, lồng ghép với các hoạt động thực hiện Chỉ thị 05 của Ban Bí thư về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như các đợt sinh hoạt tư tưởng về chủ đề Học tập tư tưởng Hồ chí Minh về báo chí cách mạng.

Thường trực Tỉnh hội không chỉ tổ chức quán triệt đến từng hội viên về Luật Báo chí 2016, Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam ,… mà còn có văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể cho các chi hội tham mưu cho lãnh đạo và các cấp uỷ Đảng cơ quan, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua nâng cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tăng cường công tác xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí.

Từ đó, hội viên nêu cao ý thức tự rèn luyện về đạo đức, tác phong công tác, nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Đây cũng là tiền đề cơ bản để các cơ quan, đơn vị nỗ lực triển khai công tác tuyên truyền, vận động có định hướng, sát mục tiêu, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đảng bộ các cấp, đưa kinh tế xã hội địa phương ngày càng phát triển bền vững.

Qua nhiều tham luận và ý kiến phát biểu tại hội nghị, có thể khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự ủng hộ của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân, các cơ quan báo chí – truyền thông trong tỉnh có những tiến bộ đáng kể, phát triển mạnh về quy mô, loại hình, công nghệ, số lượng, chất lượng có sự cải thiện. Đã đóng góp đáng kể trong hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền, giúp Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể các cấp bổ sung và hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao dân trí, giảm thiểu sự ảnh hưởng các loại văn hoá độc hại, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là lực lượng quan trọng trong việc cổ vũ, tổ chức các phong trào cách mạng của nhân dân tại các địa phương trong tỉnh; tích cực góp phần xây dựng tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. 

Quy định đạo đức nghề nghiệp, quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam còn được Hội Nhà báo tỉnh đưa vào chương trình kiểm tra hàng năm. Qua các đợt kiểm tra thường kỳ, đột xuất chưa phát hiện trường hợp sai phạm nào phải xem xét kỷ luật. Hội đồng xử lý vi phạm Quy định đạo đức nghề nghiệp (được thành lập từ năm 2017) cũng chưa lần nào phải họp để xem xét kỷ luật trường hợp nào và cũng chưa tiếp nhận đơn thư tố cáo nào liên quan đến vi phạm của hội viên nhà báo đang hoạt động báo chí tại tỉnh nhà.

Tuy nhiên, về cơ bản các cơ quan truyền thông đại chúng địa phương vẫn chưa theo kịp xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại. phạm vi thông tin còn hạn chế, thiếu tính kịp thời, hấp dẫn; bài viết dài nhưng chất lượng thông tin ít, tính phát hiện, dự báo chưa cao, công tác phản tuyên truyền chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều tin bài còn mang tính thông tin một chiều, thiếu bài viết mang tính chỉ đạo, định hướng dư luận xã hội; năng lực khai thác và xử lý thông tin còn nhiều hạn chế nên đôi lúc dẫn đến tình trạng sai sót không đáng có.

Tình trạng chạy theo số lượng tin bài, viết theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo vẫn còn xảy ra. Điều này hạn chế rất lớn đến hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, kêu gọi thu hút đầu tư để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phản bác thông tin sai lệch và đấu tranh trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam trao kinh phí đầu tư hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao. 

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Huỳnh Thị Diễm Ngọc đề nghị thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, chủ động tham gia công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên. Hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cần phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyến hóa” trong đội ngũ hội viên, nhà báo trong tỉnh. Các cơ quan báo chí cần không ngừng đổi mới để xây dựng nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại. Mỗi người làm báo phải có “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp, giữ vững bản thân trước những cám dỗ để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp báo chí tỉnh nhà.

Dịp này, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh cũng trao Giấy chứng nhận và kinh phí từ Chương trình Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao năm 2021 cho 12 tác giả, nhóm tác giả.

M.K

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top