Phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch Đông Triều

15:31 12/09/2022 - Kinh tế
Thị xã Đông Triều , tỉnh Quảng Ninh mảnh đất địa linh nhân kiệt, có tầm quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế, địa lịch sử, địa văn hóa... với tiềm năng lợi thế cho ngành du lịch phong phú đa dạng. Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua Đông Triều đã mạnh dạn đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi phương thức tập trung phát triển thế mạnh du lịch văn hóa tâm linh, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái đồng quê và trải nghiệm trên địa bàn.
Diễn đàn xúc tiến du lịch Quảng Ninh:

Hội nghị xúc tiến, quảng bá Du lịch Đông Triều năm 2022.

Tiềm năng và lợi thế

Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, là cửa ngõ nối tỉnh Quảng Ninh các tỉnh nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế, xã hội khu vực phía Bắc. Với hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Đông Triều có tổng diện tích tự nhiên trên 397 km2 với 21 đơn vị hành chính cấp xã (10 phường, 11 xã); dân số có trên 18 vạn người. Sự phân hóa điều kiện tự nhiên theo hướng Bắc - Nam đã chia thị xã thành 3 khu vực núi, đồi và đồng bằng với các lợi thế riêng để phát triển công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ, du lịch trên địa phương. Mục tiêu phát triển kinh tế Đông Triều nhanh, mạnh, bền vững trong đó đặc biệt quan tâm đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. 

Nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa du lịch Đông Triều trở thành một trong những địa phương thu hút đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp không khói trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương trình diễn đàn xúc tiến quảng bá du lịch Thị xã Đông Triều - Quảng Ninh năm 2022. Xuất phát từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương, thị xã Đông Triều đã xác định phát triển văn hoá - du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội với 3 định hướng là: Du lịch văn hoá tâm linh, du lịch làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái đồng quê, trải nghiệm. Bởi thị xã Đông Triều có 129 di tích và danh thắng, phản ánh bề dày các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt nơi đây còn là miền trầm tích văn hóa, gắn liền với cội nguồn nhà Trần, một trong những triều đại vang danh bậc nhất trong lịch sử dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, với nhà Trần – Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là “Trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc” với một quần thể di tích kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng linh thiêng.

Phát triển du lịch của thị xã Đông Triều thời gian qua có chuyển biến mạnh mẽ, cả về số lượng, hình thức, cũng như chất lượng. Đông Triều đã huy động sự tham gia của nhiều cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, tỉnh, cũng như các đơn vị của thị xã xây dựng các tin, bài về khu di tích nhà Trần tại Đông Triều, cũng như giới thiệu tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương.

Ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam phát biểu.

Ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ lữ hành Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết: “Thị xã Đông Triều có nhiều tiềm năng và lợi thế du lịch, với nhiều điểm di tích và danh làm thắng cảnh, có bề dày các lớp trầm tích văn hóa hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, có lợi thế phát triển du lịch. Đông Triều không chỉ là quê gốc mà còn là trung tâm văn hóa tâm linh tiêu biểu và đặc sắc với một quần thể di tích, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là Di tích Nhà Trần. Bên cạnh phát huy các sản phẩm du lịch, công tác tiếp thị, quảng bá về du lịch cần đẩy mạnh. Theo đó, công tác tiếp thị quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch tiếp tục được đổi mới về nội dung, hình thức để thu hút khách, địa phương cần làm tốt hơn nữa khâu kết nối với các điểm du lịch cũng như các địa phương khác để hình ảnh các điểm đến của Đông Triều lan tỏa tới đông đảo du khách, cần làm tốt hơn nữa việc quảng bá, bởi nơi đây có thế mạnh lớn về điểm di tích”.

Thực hiện nghị quyết của BCH Đảng bộ thị xã Đông Triều lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, những năm qua, ngành du lịch của thị xã Đông Triều đang từng bước phát triển có những khởi sắc và chuyển biến tích cực, hạ tầng giao thông đồng bộ, sản phẩm, nguồn nhân lực du lịch từng bước được chuyên nghiệp hóa, nâng cao thương hiệu hình ảnh du lịch cho Đông Triều, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội chung của thị xã.

Phỏng vấn Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh.

Ông Phạm Ngọc Thủy - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh phát biểu: “Du lịch Quảng Ninh đã tạo rõ nét trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên Du lịch Đông Triều có tiêm năng và lợi thế vô cung lớn, nhưng chưa thực sự rõ nét. Chưa tương xứng với tiềm năng. Có thể do cách đầu tư, điều kiện đầu tư chưa tốt nên Đông Triều chưa tạo được điểm nhấn, chưa đánh thức được những tiềm năng có sẵn. Mặc dù có sự quan tâm của tổng cục du lịch, của chính quyền địa phương. Nhưng trong thời gian qua, Du lịch Đông Triều chưa có những bước đột phá, đặc biệt trong công tác truyền thông quảng bá. Đông Triều có thể nói là thánh đia nhà Trần. Đây là điêu kiện để phát triên du lịch văn hoá tâm linh bên cạnh đó còn có nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống. Có thể nói, Đông Triều có 3 loai thế mạnh du lịch đó là du lịch văn hoá tâm linh, du lịch cộng đồng, trải nghiệm, và du lich golf. Sự kết nối tam giác 3 địa phương Đông Triều – Uông Bí – Quảng Yên, kết nối khu du lịch Ngoạ Vân với khu Du lịch Yên Tử. Đặc biệt theo chương trình đi theo dấu chân lịch sử nhà Trần. Liên kết các địa phương lân cận như Hải Dương. Bắc Giang và Hải Phòng.... Làm thế nào để Du lịch  Đông Triều phát triển một cách bền vững. Hiện đầu tư cho cơ sở vật chất, đầu tư cho hạ tầng rất tốt, điều kiện lưu trú và nguồn nhân lực. Mặt khác, công tác tuyên truyền về du lịch đã có nhiều đổi mới, công tác quản lý nhà nước được tăng cường, số lượng khách du lịch đến với Đông Triều tăng dần hàng năm..”.

Hiện nay, Quảng Ninh đang phấn đấu với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, du lịch Đông Triều chung sức phát triển hoàn thành theo Nghị quyết của Đảng bộ thị xã đã đề ra.

Ông Nguyễn Văn Ngoãn, Phó Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều phát biểu.

Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Phát biểu đánh giá về tiềm năng lợi thế cũng như phương hướng của thị xã đề ra trong nghị quyết Đảng bộ. Ông Nguyễn Văn Ngoãn. Phó bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều cho biết: “Thị ủy Đông Triều xây dựng và ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 10/4/2016 về phát triển du lịch thị xã Đông Triều giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định rõ định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Đảng uỷ các xã, phường đã thực hiện tốt việc cụ thể hoá nghị quyết, chỉ thị của Thị uỷ, các văn bản chỉ đạo của UBND thị xã về công tác du lịch, dịch vụ bằng các chương trình hành động, kế hoạch triển khai thực hiện. Về công tác quy hoạch: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và bám sát các quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Thị xã đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ và hoàn thiện các dự án tu bổ, tôn tạo Khu di tích lịch sử nhà Trần tại Đông Triều và các di tích khác trên địa bàn. Cùng với việc đầu tư hạ tầng, việc tích cực đầu tư các sản phẩm du lịch từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Đông Triều điển hình như: Công ty CP Tập đoàn Hoàng Hà; Công ty TNHH Hà Lan; Công ty CP Đầu tư xây dựng và Khai thác Mỏ Tân Việt Bắc; Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương đầu tư xây dựng Khu du lịch làng quê Yên Đức, làm thay đổi mạnh mẽ về du lịch trên địa bàn.”

Có thể nói, để phát huy tiềm năng lợi thế, thì du lịch Đông Triều cần có những giải pháp đồng bộ, để thúc đẩy tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch trên địa bàn cho xứng với tiềm năng và lợi thế.

Các đại biểu tham dự diễn đàn

Tại buổi diễn đàn, Ông. Đoàn Văn Dũng - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương chia sẻ: “Thứ nhất là, Đông triều cần xác định là địa phương phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hoá trong đó có văn hoá Tâm linh và văn hoá cộng đồng làng quê, để đóng góp vào hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ  du lịch của Quảng Ninh từ miền biển, miền đồng bằng, đến miền núi. Thứ hai là du lịch văn hoá tâm linh Đông Triều cần gắn kết với Yên Tử để làm phong phú hơn sản phẩm dịch vụ du lịch tâm linh của Quảng Ninh, trải nghiệm chọn vẹn Am Ngoạ Vân và Yên Tử”. Thứ ba là du lịch cộng đồng làng quê được coi như phát triển tài nguyên du lịch cần được hỗ trợ quy hoạch phát triển với tầm nhìn như Yên Đức có thể là một làng đi sản văn hoá lúa nước tiêu biểu của Việt Nam”.

Chia sẻ tại diễn đàn. Ông Trần Mạnh Thắng - TGĐ Halong Open Tour cho biết: “Một là, vấn đề truyền thông cần được chú trọng, đặc biệt là truyền thông sản phẩm du lịch văn hoá Tâm Linh. Truyền thông di sản Nhà Trần, Theo dấu chân Phật Hoàng. Hai là, cần phối hợp với các địa phương, các doanh nghiệp Du lịch trên địa bàn, liên kết với các huyện lân cận như Uông Bí, Quảng Yên và đặc biệt là liên kết các điểm di tích trên địa bàn thị xã. Ba là đầu tư cơ sở vật chất, các khu du lịch, điểm du lịch văn hoá tâm linh. Đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch trên địa bàn.”

Ông Phạm Văn Thể, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch khu du lịch Quảng Ninh Gate chia sẻ: “Với lợi thế trên địa bàn hiện có các làng nghề gốm sứ truyền thống, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư sản xuất dòng gốm sứ mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu đồng thời đầu tư xây dựng các điểm dừng chân phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm; kết nối với các đơn vị lữ hành đón tiếp, phục vụ khách du lịch và đã được công nhận là điểm du lịch của địa phương. Điểm dừng nghỉ, giới thiệu sản phẩm và điểm du lịch Quảng Ninh Gate là một trong những khu dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại hình: du lịch sinh thái, trải nghiệm, du lịch làng quê với hệ thống trang thiết bị hạ tầng, cơ sở vật chất được đầu tư đồng bộ với nhiều hạng mục công trình dịch vụ phục vụ du lịch: Hệ thống nhà hàng, khách sạn nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 04 sao; khu công viên nước, công viên chủ đề, thủy cung, các ngôi nhà mang phong cách đặc trưng của các làng quê khu vực phía Bắc; khu trồng trọt nông nghiệp; khu làng chai và một số dịch vụ phục vụ du lịch. Năm 2019 đầu tư xây dựng thêm phòng tranh 3D và khu dịch vụ trải nghiệm 18 tầng địa ngục…; năm 2020-2021 đầu tư xây dựng thêm khu resort, khách sạn Container, sân tập golf... Đặc biệt, từ năm 2022, điểm du lịch Quảng Ninh Gate đầu tư thêm hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao, khu hầm rượu, khu thăm quan, nghỉ dưỡng cao cấp… Đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo nhiều đối tượng khách du lịch đến thăm quan khi đến với Đông Triều Quảng Ninh”.

Đoàn phóng viên, nhà báo và các đại biểu trực tiếp tham quan các địa danh du lịch tại Đông Triều, Quảng Ninh.

Đại diện Ban quản lý khu di tích Đông Triều, Quảng Ninh cho biết: “Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và đông đảo cộng đồng nhân dân những giá trị văn hóa lịch sử của Nhà Trần tại Khu di tích được bảo vệ, giữ gìn và tuyên truyền quảng bá, rộng rãi đến nhiều đối tượng du khách. Những năm gần đây, thị xã Đông Triều tích cực phối hợp cùng với các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh và các nhà khoa học tổ chức khai quật, khảo cổ, nghiên cứu và hội thảo để đánh giá về giá trị của các di tích; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di tích; phát tâm công đức huy động mọi nguồn lực xã hội để trung tu, tôn tạo lại nhiều hạng mục của chùa Ngọa Vân, Thái Miếu Nhà Trần, chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết… đồng thời đầu tự hệ thông hạ tầng dịch vụ, các tuyến giao thông, kết nối các điểm di tích để thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Đặc biệt cần có sự phối hợp với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban trị sự Giáo hội hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền quảng bá về Phật giáo Trúc Lâm và thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm đến cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước”.

Cần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức: thông qua các hội nghị; tuyên truyền trực quan qua hệ thống pano, băng rôn, khẩu hiệu; tuyên truyền qua các phương tiện thông tiện thông tin đại chúng, các chương trình cộng đồng về du lịch; tuyên truyền cho các thế hệ trẻ về lịch sử địa phương, tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn.

Đoàn phóng viên, nhà báo tham quan tìm hiểu tiềm năng du lịch chùa Ngọa Vân.

Tiến sĩ, Nhà báo Hoàng Anh Tuấn chia sẻ: “Nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, những năm gần đây, ngành du lịch của thị xã Đông Triều đã có những bước phát triển mạnh, xây dựng được thương hiệu và hình ảnh đặc trưng riêng với nhiều sản phẩm đa dạng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên cần phải có những quyết sách và những chương trình hành động trọng tâm, trọng điểm, đúng hướng. Ba cần để đánh thức tiềm năng, lợi thế du lịch Đông Triều - Quảng Ninh. Một là: chuyển đổi mô hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Cần xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dựa trên cơ sở phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương. Hai là phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh đó là xác định phát triển văn hóa - du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, cần ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, phối hợp với các cấp, ngành và đặc biệt tăng cường công tác huy động xã hội hóa đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng giao thông, kết nối, tu bổ, tôn tạo các di tích, góp phần phát triển du lịch, trong đó chú trọng phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn. Ba là, Đông Triều đặc biệt cần phải tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí thông tin truyền thông từ Trung ương đến địa phương, đẩy mạnh công tác tuyền truyên, quảng bá, giới thiệu về di sản văn hóa trên địa bàn, trọng tâm là Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều – Di tích Quốc gia đặc biệt”.

Như vậy, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh và sự phối hợp, giúp đỡ của các sở ban, ngành, cùng sự vào cuộc tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, trong những năm qua hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã Đông Triều bắt đầu có những khởi sắc và chuyển biến tích cực mang lại hiệu quả thiết thực, bước đầu đã xây dựng thương hiệu hình ảnh du lịch cho Đông Triều. Tuy nhiên, để du lịch Đông Triều có tên trên bản đồ du lịch cả nước, cần tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong tỉnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch từ thị xã đến cơ sở; tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư nhất là việc tạo điều kiện về cơ chế pháp lý, thủ tục hành chính để mời gọi các nhà đầu tư đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nghiên cứu phát triển chuỗi dịch vụ hai bên tuyến đường kết nối Yên Tử - Hồ Thiên - Ngọa Vân. Điều quan trọng là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện việc xây dựng và triển khai Đề án phát triển Du lịch thị xã Đông Triều đến năm 2025; định hướng đến năm 2030 trong đó xác định và xây dựng rõ các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, nông thôn, du lịch nông nghiệp trên địa bàn.

Một số hình ảnh:

Phỏng vấn các đại biểu tại địa danh du lịch

Phỏng vấn các đại biểu tại địa danh du lịch

Phỏng vấn các diễn giả bên lề Hội thảo

Đoàn phóng viên, nhà báo đi thực tế các địa danh du lịch bên lề Hội thảo

Tuấn Phí – Tuấn Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top