Phản biện xã hội và thông tin phản hồi

Phản biện xã hội là một trong những chức năng của báo chí. Phản biện đúng, phản biện có nguyên tắc giúp cho báo chí năng động, tăng cường tính tương tác giữa báo chí với công chúng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Tiếp nhận thông tin đầy đủ từ công chúng là yêu cầu đặt ra đối với báo chí hiện nay. Ảnh minh họa

Tiếp nhận thông tin đầy đủ từ công chúng giúp báo chí làm tốt hơn vai trò “diễn đàn”, vai trò “phản biện xã hội”. Phản biện xã hội song hành với thông tin phản hồi...

Vai trò của phản biện xã hội

Bác Hồ và các nhà lãnh đạo tiền bối đều khẳng định tư tưởng xuyên suốt của nền báo chí cách mạng là một lòng một dạ phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân. Tôn chỉ mục đích, chủ đề căn bản, trung tâm - sợi chỉ đỏ xuyên suốt của báo chí cách mạng và đội ngũ những người làm báo của Đảng là “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch đó là tâm niệm, mục đích phấn đấu suốt đời của người làm báo cách mạng.

Tuy nhiên, báo chí còn có chức năng, nhiệm vụ quan trọng là diễn đàn của nhân dân, phản ánh tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của người dân, những ý kiến phản hồi từ thực tiễn cuộc sống sinh động của nhân dân về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Đó chính là cơ sở lý luận, là nguyên tắc của sự phản biện xã hội, sự phản biện tích cực từ công chúng báo chí, từ nhân dân. Một chính sách đưa vào vận hành trong cuộc sống, nếu được người dân ủng hộ, đồng lòng, tiếp sức, chính sách đó sẽ thành công. Ý kiến phản hồi, sự phản biện của người dân từ cuộc sống muôn màu, muôn vẻ góp phần bổ sung, khẳng định sự đúng đắn của một chủ trương, chính sách được đưa ra từ Nhà nước.

Nguyên tắc phản biện của báo chí

Phản biện xã hội của báo chí có nguyên tắc và giới hạn của nó. Phản biện không phải là “sổ toẹt”, hay nói cho sướng miệng, mà là một hoạt động tư duy khoa học, xây dựng, đúng đắn, có lý có tình, tính thuyết phục cao, tạo sự đồng thuận và ổn định xã hội để phát triển.

Một là, báo chí thông tin, chuyển tải đến xã hội, người dân những chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhân dân. Chuyển tải, thông tin và lắng nghe ý kiến, tổ chức các cuộc trao đổi, thảo luận, tọa đàm, chắt lọc những “điều cốt tủy” của cuộc sống để thẩm định cái đúng, cái hay và những điều chưa phù hợp, để từ đó mà cơ quan có trách nhiệm có sự điều chỉnh cần thiết.

Hai là, báo chí phản ánh phong trào thi đua yêu nước, chương trình hành động cách mạng của quần chúng, tìm tòi và nhân rộng những tấm gương tốt, những điển hình tiên tiến, nêu gương sáng trong xã hội để mọi người học tập, noi theo.

Ba là, những điều nhân dân, công chúng phản ánh, kiến nghị, đề xuất, thậm chí khiếu nại cần được báo chí phản ánh đầy đủ, người có thẩm quyền phản hồi và cùng thảo luận với nhân dân để tìm ra giải pháp đồng thuận, tiếng nói đồng lòng xây dựng và phát triển.

Bốn là, báo chí thực hiện phản biện xã hội một cách khoa học, chặt chẽ, đúng định hướng, theo quan điểm, đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ví dụ, Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố chất lượng nước mắm truyền thống có chất asen (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Báo chí không những không làm được điều đó và phản biện bác bỏ lập luận không rõ ràng của VINASTAS mà còn a dua tạo thành chiến dịch truyền thông giết chết nước mắm truyền thống, để lại bao hệ lụy. Dư luận có quyền đặt câu hỏi, vì sao báo chí không phản biện mà lại tổ chức chiến dịch truyền thông kiểu đó, do vô tình hay có động cơ gì khác?

Năm là, những vấn đề cốt lõi, mang tính nguyên tắc tối thượng, báo chí không thực hiện phản biện. Ví dụ, Cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều hiển nhiên này như một chân lý, một định đề đã được hiến định, mọi công dân và mọi thành viên trong xã hội có bổn phận đồng thuận và thực hiện. Hoặc, báo chí cách mạng Việt Nam không có sự vận hành của báo chí tư nhân. Báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước; của tổ chức chính trị - xã hội; chính trị - xã hội - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; xã hội - nghề nghiệp, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó cũng là một nguyên tắc đã được luật hóa, không có gì phải bàn luận. Tuy nhiên, các cơ quan báo chí có thể tổ chức hoạt động liên kết, liên doanh trong các công việc phát hành, in ấn, tổ chức sự kiện, làm kinh tế báo chí, xã hội hóa các hoạt động trong những khâu có thể và được phép, như Luật Báo chí năm 2016 đã quy định.

Thông tin phản hồi, “cánh tay nối dài” của báo chí

Thông tin được phản hồi đầy đủ tạo sức sống, sự tươi xanh, đơm hoa kết trái của báo chí. Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của Đảng và dân ta, người Thầy của nền báo chí cách mạng Việt Nam chỉ rõ: Một nền báo chí hay, một nền báo chí bền vững phải được nhân dân ham chuộng, yêu mến và phản hồi. Sức sống của báo chí chính là ở sự gần gũi, yêu thương, tin cậy và ham chuộng.

Bất cứ cơ quan báo chí nào, bất cứ toà soạn báo nào, dù là báo Đảng, báo đoàn thể chính trị xã hội; báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử đều có bộ phận làm công tác bạn đọc, quan hệ công chúng. Có nhiều cơ quan báo chí hình thành bộ phận quan hệ công chúng, bộ phận bạn đọc rất hùng hậu, với những người làm công tác tiếp dân giỏi nghề, có kiến thức, am hiểu pháp luật xử lý những vấn đề công chúng đặt ra rốt ráo, kịp thời, đến cùng. Đó chính là công tác tiếp nhận thông tin phản hồi, lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề công chúng đặt ra.

Một công trình nghiên cứu, khảo sát thông tin phản hồi trên báo chí được nêu tại một cuộc hội thảo truyền thông cho thấy, khoảng 50% cơ quan, đơn vị “im lặng”, không phản hồi đầy đủ, có trách nhiệm cho người dân, cho công chúng những vấn đề do báo chí chuyển đến.

Trong số 50% có ý kiến phản hồi, gần 2/3 vụ việc chỉ phản hồi một lần, không theo đuổi đến cùng những vấn đề người dân đặt ra. Đấy là một thực trạng rất đáng suy nghĩ, làm hạn chế sự phát triển của dân chủ xã hội, phần nào đó làm giảm hiệu quả xã hội của hoạt động báo chí.

Phản biện xã hội và thông tin phản hồi trên báo chí là vấn đề lớn cần được sự quan tâm đầy đủ của các cơ quan báo chí, của cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí. Phản hồi thông tin, thông qua phương tiện thông tin đại chúng không chỉ là trách nhiệm của người làm báo, của cơ quan báo chí mà của mọi công dân và toàn xã hội./.

Hải Vân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top