OCB tiếp tục nằm trong tốp 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam

15:45 24/10/2023 - Kinh tế
Tổng cục Thuế vừa chính thức công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp (DN) nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) lớn nhất trong năm 2022. Trong đó, ngân hàng Phương Đông (OCB) ở vị trí số 28, tăng 2 hạng so với năm trước, tiếp tục nằm trong tốp 30.

Hoạt động này đã thể hiện một cách rõ nét nguyên tắc kinh doanh của OCB trong việc tuân thủ, các quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về thuế. Đây cũng chính là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của ngân hàng mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững và minh bạch.   

“Bảng xếp hạng thường niên của Tổng cục Thuế là sự ghi nhận đối với OCB nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong việc đóng góp vào ngân sách quốc gia, vì mục tiêu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Trong năm qua, mặc dù các ngân hàng trên toàn hệ thống đều gặp phải rất nhiều thách thức bởi ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế khó khăn, song OCB vẫn duy trì hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng các quy định về thuế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong hoạt động kinh doanh cũng như xây dựng những dự án giúp nâng cao đời sống cho người lao động cũng như đồng hành cùng cộng đồng và doanh nghiệp, góp phần an sinh xã hội”. Đại diện lãnh đạo OCB cho biết.

OCB tiếp tục nằm trong Top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam.

Được biết, năm 2022 thị trường tài chính trong nước và thế giới đứng trước nhiều biến số khó lường như: chiến tranh, áp lực tỷ giá, mặt bằng lãi suất tăng cao… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Dù gặp nhiều thách thức nhưng điểm tích cực trong bức tranh kinh doanh của OCB là các hoạt động cốt lõi vẫn duy trì tăng trưởng ổn định, hoạt động chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các sản phẩm mới đã ghi dấu ấn tượng trên thị trường như: Nền tảng vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home; ra mắt tài khoản số ngắn - số đẹp; giải pháp thanh toán số dành cho doanh nghiệp - OCB ProPay; thẻ tín dụng trả góp 0 đồng - Installment Card… chính sự đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động số hóa đã giúp OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động bán lẻ (Retail Banking).

Theo kế hoạch, trong năm 2023, OCB đặt mục tiêu tăng 25% tổng tài sản, đạt mốc 242.152 tỷ đồng, tổng huy động thị trường 1 tăng 26% lên 173.087 tỷ, dư nợ thị trường 1 tăng khoảng 20% lên 147.330 tỷ, tỉ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3% và tiến đến mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.000 tỷ đồng, tăng mạnh 37% so với năm 2022.

Kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng tài sản của OCB đạt 211.292 tỷ đồng, tăng trưởng 8,9% so với cuối năm 2022. Trong đó, hoạt động cho vay khách hàng đạt 127.573 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2022, lũy kế lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 2.560 tỷ đồng, tăng trưởng 47,2% so với cùng kỳ năm trước, tổng thu thuần đạt 4.453 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, thu nhập ngoài lãi của OCB tăng gấp đôi lên 884 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023, góp phần tạo nên kết quả kinh doanh tích cực của ngân hàng.

Đặc biệt, 2023 cũng sẽ là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ khi OCB tiến hành mở rộng thêm 10 chi nhánh và phòng giao dịch mới sau khi nhận được sự chấp thuận từ NHNN gồm: 4 chi nhánh tại Bình Phước, Thái Bình, Hà Nội, Phú Yên và 6 phòng giao dịch tại Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình cùng 2 điểm tại Tây Ninh.

Kế hoạch mở mới các chi nhánh và phòng giao dịch dự kiến hoàn tất nửa đầu quý IV/2023, nâng tổng số đơn vị lên 159, hiện diện tại 43 tỉnh, thành phố trọng điểm trên cả nước.

Bảo Châu

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top