Nông dân xã Phúc Lâm với việc xây dựng nhà lưới để trồng rau, củ, quả sạch 

Việc đầu tư nhà lưới, nhà màng để trồng rau, củ quả sạch đang là một lựa chọn đúng đắn của một số hộ nông dân ở xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, người nông dân phải đối mặt với không ít khó khăn. Vấn đề thiếu vốn, thiếu kiến thức khoa khọc kỹ thuật và thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch chính là những rào cản lớn đối với người nông dân nơi đây.  

Mô hình nhà lưới của hội viên nông dân Cao Thị Linh - Thôn Chân Chim - xã Phúc Lâm - huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội

Xã Phúc Lâm có diện tích đất màu 50 ha và là một trong 3 xã của huyện Mỹ Đức được quy hoạch vùng rau an toàn với diện tích 32 ha. Nhiều hộ nông dân trong xã cũng nhận thức được rằng việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ, quả sạch là một trong những giải pháp quan trọng giúp nông dân chủ động trong sản xuất, không bị ảnh hưởng của thiên tai, sâu bệnh hại, vừa tăng hiệu suất sử dụng đất, vừa năng suất cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.  Tuy nhiên để có được nhà lưới, nhà màng thì nguồn vốn đầu tư rất là cao.  Người nông dân phải thật sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm mới dám bỏ vốn đầu tư làm nhà lưới, nhà màng để trồng rau sách.

Năm 2019, Hộ gia đình chị Cao Thị Linh - Thôn Chân Chim - xã Phúc Lâm đã đi tiên phong đầu tư nhà lưới, nhà màng với diện tích 3 sào với tổng kinh phí đầu tư trên 200 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với gia đình chị. Mặc dù gặp khó khăn về kinh tế nhưng gia đình chị Linh vẫn quyết tâm làm. Khi có nhà lưới, nhà màng rồi thì việc canh tác của gia đình chị rất thuận lợi và hoàn toàn chủ động trong sản xuất, có thể đưa ra những sản phẩm rau an toàn và chất lượng. Chị Linh cho hay: " Khi thấy gia đình tôi làm nhà lưới, nhiều người dân trong xã chúng tôi cũng rất mong muốn làm nhà lưới để trồng rau sạch nhưng sau khi hỏi tôi về chi phí của gia đình tôi cho một 1000 m2 hết khoảng 200 triệu, người dân lắc đầu và bảo chi phí nhiều như vậy thì nông dân chúng tôi không có tiền đầu tư" .

Chị Cao Thị Linh chia sẻ về mong muốn làm nhà lưới của nhiều hộ nông dân trong xã Phúc Lâm

Năm 2020, anh Dương Mạnh Toàn - thôn Phúc Lâm Hạ cũng mạnh dạn đầu tư khoảng 360 triệu đồng để làm nhà lưới, nhà màng với diện tích 2000 m2. Mô hình nhà lưới của anh Toàn chuyên trồng cà chua, dưa chuột, dưa lưới, dưa vàng, dưa lê và trồng hoa cuối năm để phục vụ bán tết. Sau hơn một năm triển khai mô hình, anh Toàn đã khẳng định hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với thâm canh ngoài trời. Bình quân, mỗi một sào cho doanh thu khoảng 25 - 30 triệu đồng/ sào/ năm. Khó khăn mà hộ anh Toàn gặp phải chính là thiếu vốn, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng chính là lý do mà anh Toàn cũng dè chừng không đầu tư lớn. Không chỉ hộ anh toàn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm mà còn nhiều hộ nông dân khác trong xã cũng gặp khó khăn về vấn đề này. Sản phẩm làm ra bị dư thừa. 

Mô hình trồng Dưa Lê trong nhà lưới của anh Dương Mạnh Toàn - thôn Phúc Lâm Hạ - xã Phúc Lâm

Năm 2019, anh Ngô Đức Mạnh, xã Thượng Lâm đã sang xã Phúc Lâm đấu thầu 4 ha đất để phát triển mô hình trồng rau ngót hữu cơ. Mặc dù, Anh Mạnh biết rõ đầu tư nhà lưới để phát triển rau sạch là một hướng đi đúng đắn nhất, giúp nông dân chủ động trong sản xuất nhưng do thiếu vốn đầu tư nên anh Mạnh quyết định trồng rau ngót hữu cơ ngoài trời và đầu tư thêm dàn tưới nước tự động để tiện cho việc chăm sóc. Mô hình rau ngót hữu cơ của anh Mạnh cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm rau ngót rất non, ngon và ngọt. Một sào rau ngót cho lãi khoảng 10 đến 12 triệu đồng/ sào/ năm, so với cấy lúa cũng cao hơn gấp 4-5 lần. Tuy nhiên, do canh tác ngoài trời nên sản lượng rau ngót thu được không cao. Thêm nữa, người nông dân hoàn toàn phải tự trồng và tự tiêu, thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên sản phẩm làm ra bị dư thừa khiến cho nông dân nản lòng.

Anh Ngô Đức Mạnh đang giới thiệu sản phẩm rau ngót hữu cơ

Từ thực tế trên cho thấy, thiếu vốn và thiếu thị trường tiêu thụ đang là những rào cản lớn khiến cho người dân còn e dè, chưa quyết tâm đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, củ, quả sạch. Chính vì vậy mà số hộ làm nhà lưới, nhà màng ở đây không nhiều. Tính đến thời điểm này, toàn xã Phúc Lâm mới chỉ có hai hộ làm nhà lưới, nhà màng và 1 hộ trồng rau hữu cơ với quy mô lớn. Còn lại trên 200 hộ canh thác trồng rau, màu luân canh theo phương thức truyền thống. 

Ông Phạm Quí Ba - Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Lâm - huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội chia sẻ với phóng viên về những khó khăn thách thức mà hội viên nông dân xã Phúc Lâm đang gặp phải

Ông Phạm Quí Ba - Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Lâm - huyện Mỹ Đức - TP Hà Nội chia sẻ.  “ Mặc dù, Hội nông dân xã Phúc Lâm cũng đã tạo mọi điều kiện tối đa để các hội viên nông dân được tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ  thuật để tạo ra được những sản phẩm rau an toàn, chất lượng. Nhiều sản phẩm đã đưa được vào các siêu thị; cùng với đó, Hội nông dân xã còn chủ động phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố để giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của chính phủ thông qua ngân hàng chính sách và nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân nông dân thành phố Hà Nội với số dư nợ do hội nông dân xã đang quản lý trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn đó vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất của hội viên nông dân xã Phúc Lâm. Thêm nữa, dịch bệnh Covid 19 cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ, các sản phẩm mà nông dân làm ra bị dư thừa, không tiêu thụ được đang khiến bà con nông dân chán nản.  

Trước thực trạng trên, để khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao làm nhà lưới, nhà màng để phát triển trồng rau, củ, quả sạch theo hướng bền vững, nông dân xã Phúc Lâm nói riêng và nông dân huyện Mỹ Đức nói chung đang mong đợi Trung ương và thành phố sớm có những chính sách hỗ trợ, chính sách kích cầu và đẩy mạnh thực hiện sự liên 4 nhà để người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng an toàn, bền vững” 

Hoàng Tuấn - Thu An - Văn Mạnh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top