Nick Út - Kim Phúc: Gặp gỡ sau 50 năm ra đời tác phẩm Em bé Napalm tại Tràng Bảng (1972-2022)

Tác giả và nhân vật chính trong bức ảnh chiến tranh tại Việt Nam nổi tiếng thế giới “ Em bé Napalm ” giải thưởng báo chí Pulitzer. Lần đầu tiên, kể từ năm 1972 đến nay, đúng 50 năm phóng viên ảnh chiến trường Nick Út và đại sứ hòa bình Phan Thị Kim Phúc (Em bé Napalm) mới có dịp và cơ duyên hội ngộ với nhau tại Trảng Bàng – Tây Ninh (Việt Nam), nơi mà tác phẩm huyền thoại lịch sử trong chiến tranh được ra đời tại đây (ngày 08-06-1972).

"Nick Út - Kim Phúc: Gặp gỡ sau 50 năm ra đời tác phẩm Em bé Napalm (1972-2022)"_Ảnh:TTXVN.

Cuộc gặp gỡ là dịp các nhân vật cùng chia sẻ lại kỷ niệm, ký ức ngày xưa ùa về, những giây phút lịch sử thắm sâu trong tâm trí, mãi mãi không thể nào quên với Nick Út và Kim Phúc cùng với những nhân vật còn sống trong đợt bom Napalm 1972.

"Em bé Napalm", bức ảnh chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam được phóng viên ảnh chiến trường Nick Út chụp năm 1972 về bé gái Phan Thị Kim Phúc và những bé khác đang gào khóc chạy ra đường dưới trận bom Napalm tại Trảng Bàng, Tây Ninh.

Tác phẩm đã mang đến cho phóng viên ảnh chiến trường Nick Út giải Pulitzer và tờ New Statesman bình chọn là bức ảnh thời sự ấn tượng nhất mọi thời đại. Đây là bức ảnh làm thay đổi cuộc đời ông và Kim Phúc, đồng thời góp phần thức tỉnh lương tri nhân loại về cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam.

Các du khách và phóng viên quốc tế lắng nghe Kim Phúc - Hồ Thị Bổn ( áo hồng) hai nhân vật trong tác phẩm “ Em bé Napalm ” kể lại câu chuyện vào năm 1972_Ảnh:TTXVN.

Rất nhiều du khách, các phóng viên nước ngoài lặng yên, rưng rưng, cảm phục khi nghe Kim Phúc kể lại câu chuyện kinh hoàng, tàn phá của bom Napalm “ tôi hoảng sợ, khóc thét vì bị bỏng bom nặng và được phóng viên ảnh chiến trường Nick Út cứu đưa vào bệnh viện, sau khi Nick Út chụp bức ảnh ”. Trong dịp này Kim Phúc thăm những người thân, hàng xóm và họ rất vui khi gặp lại cô Hồ Thị Bổn, một trong những nhân vật trong bức ảnh huyền thoại “ Em bé Napalm ’’.

"Cuộc gặp này rất có ý nghĩa vì đây là lần đầu tiên sau 50 năm, hai nhân vật chính làm nên bức ảnh huyền thoại mới được gặp lại nhau tại nơi bức ảnh ra đời. Buổi gặp gỡ tại Trảng Bàng diễn ra chỉ 2 giờ nhưng phải đợi đến 50 năm" - phóng viên ảnh chiến trường Nick Út nói trong xúc động.

Phóng viên ảnh chiến trường Nick Út nhớ lại thời điểm cách đây đã 50 năm, khi bé Kim Phúc khi chỉ 9 tuổi. "Tôi luôn nhớ hình ảnh của bé Kim Phúc khi ấy. Lúc đó tôi vừa chụp vừa khóc. Và khi bế Phúc trên tay, tôi nhủ lòng không được bỏ đi để đưa Phúc vào viện, vì khi mọi người ở đó đã bỏ đi hết"- phóng viên ảnh chiến trường Nick Út hồi tưởng.

Trước đó, phóng viên ảnh chiến trường Nick Út và Kim Phúc vừa có chuyến du lịch xuyên Việt trên tàu Le Laperouse (quốc tịch Pháp) khởi hành từ Hạ Long ghé thăm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang và TP.HCM.

Các phóng viên chụp ảnh phóng viên ảnh Nick Út và Kim Phúc ở Trảng Bảng - Tây Ninh_Ảnh: TTXVN.

Các du khách và phóng viên quốc tế lắng nghe Kim Phúc kể lại câu chuyện vào năm 1972_Ảnh: TTXVN.

Kim Phúc và phóng viên ảnh Nick Út tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP.HCM_Ảnh:TTXVN.

Phóng viên ảnh Nick Út và Kim Phúc rung chuông cầu nguyện hòa bình tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP.HCM_Ảnh: TTXVN.

Du khách quốc tế vui mừng chuyện trò khi được gặp Kim Phúc và phóng viên ảnh Nick Út_Ảnh:TTXVN.

Phóng viên ảnh Nick Út và Kim Phúc đi thăm quan một số địa danh nổi tiếng ở Việt Nam sau 50 năm gặp lại_Ảnh: TTXVN.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top