Những lời phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quảng Bình

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình là tỉnh tuyến đầu miền Bắc, cũng đồng thời là hậu phương cho miền Nam, trực tiếp chi viện sức người, sức của. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có chuyến thăm và công tác tại Quảng Bình vào ngày 16/6/1957 với nhiều tình nghĩa và để lại những dấu ấn sâu sắc cho người dân nhiều thế hệ. Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình, xin trích lại những lời phát biểu của Người với Quảng Bình đã hằn ghi trong niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân của tỉnh nhà.

Bác Hồ và đồng chí Nguyễn Chí Thanh trên lễ đài ngày về thăm Quảng Bình

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

(Câu tục ngữ Bác Hồ đọc trong chuyến thăm Quảng Bình ngày 16/6/1957)

Đẩy mạnh sản xuất phải bảo vệ sản xuất, hoa màu, lúa, tài sản cho nhân dân, phải phòng chống bão lụt. Phải tranh thủ đắp đê trước lụt; phải bảo vệ rừng, tôn trọng pháp luật Nhà nước về bảo vệ rừng, rừng vàng, biển bạc, phá rừng là phá kho vàng Nhà nước; đẩy mạnh sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm, sản xuất và tiết kiệm là hai chân để đi lên chủ nghĩa xã hội, sản xuất mà không tiết kiệm, làm chừng nào, ăn hết chừng ấy thì không còn gì để xây dựng thêm; muốn xây dựng phải có tiền – tiền ở đâu ra – Chính phủ không có tiền, tiền do nhân dân làm ra – tiền đó từ thuế. Phải giải thích, cổ động, gương mẫu trong việc thu, nộp thuế kịp thời và đầy đủ.

(Trích lời dặn của Bác Hồ trong chuyến thăm Quảng Bình ngày 16/6/1957)

Ở miền Bắc có những đơn vị dân quân già như ở Thanh Hoá đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Có những trung đội dân quân toàn là các cháu gái nông thôn đã bắn rơi máy bay Mỹ. Đặc biệt là có cháu Nguyễn Thị Xuân 19 tuổi, ở tỉnh Quảng Bình, một mình dùng súng bộ binh với hơn 20 viên đạn đã bắn rơi máy bay phản lực của Mỹ...

(Trích trong bài nói của Hồ Chủ tịch tại cuộc mít tinh Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội và Ngày toàn quốc kháng chiến 19 và 22/12/1967)

... Phải ra sức phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, lại phải phân phối cho công bằng hợp lý, từng bước cải thiện việc ăn, mặc, ở, học, phục vụ sức khoẻ và giải trí của nhân dân. Đặc biệt chú trọng các vùng bị chiến tranh tàn phá, các cháu mồ côi, các cụ già yếu và gia đình các liệt sĩ, thương binh, bộ đội, thanh niên xung phong.

Trên miền Bắc nước ta, rất nhiều xã và hợp tác xã đã có thành tích khá về mặt này như xã Nhân Trạch (tỉnh Quảng Bình).

(Trích thư Hồ Chủ Tịch gửi Đảng Lao động Việt Nam, Nghệ An ngày 21/7/1969)

…Phòng không nhân dân, cũng là việc rất cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào. Việc này có nơi như Vĩnh Linh, Quảng Bình v.v... làm được tốt. Nhưng có nơi còn chủ quan, làm một cách qua loa. Có nơi thì dùng cách quan liêu, mệnh lệnh. Những nơi đó cần phải sửa chữa ngay.

(Trích bài nói chuyện tại Hội Nghị tổng kết ba năm xây dựng chi bộ và đảng bộ cơ sở “bốn tốt”năm 1966)

…Làm việc gì cũng phải có quần chúng. Không có quần chúng thì không thể làm được. Vừa rồi báo Nhân dân có đăng câu chuyện về phòng không. Có mấy đồng chí cán bộ xã ngồi bàn với nhau. Phòng không là phải đào hầm, xây hầm, tốn mấy vạn viên gạch, mấy nghìn cây tre, và mấy trăm đồng nữa. Chi phí lớn quá và khó thực hiện. Nhưng có một cô kỹ sư có ý kiến là cần đưa ra quần chúng bàn bạc tham gia. Sau đó mời quần chúng lại, nói rõ âm mưu của địch là hiện nay nó bắn lung tung như thế, ta phải đào hầm hố để ẩn nấp. Vậy ta nên đào như thế nào? Thế là quần chúng giơ tay hưởng ứng. Người thì xin góp mấy chục viên gạch, người thì xin góp mấy tấm ván, người thì xin góp mấy cây tre... chỉ trong hai ngày là họ làm xong tất cả các hầm trú ẩn ở Quảng Bình, Vĩnh Linh, do đi theo đường lối quần chúng mà nhân dân đào được hàng nghìn cây số hào, hàng chục vạn hầm. Cho nên việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt. Các đồng chí ở Quảng Bình nói rất đúng:

Dễ mười lần không dân cũng chịu,

Khó trăm lần dân liệu cũng xong.

Ở Thái Bình, Quảng Bình và một số nơi khác đang tiến hành việc “bình công”, “báo công”. Qua bình công, báo công, ai làm được gì tốt, ai không làm hoặc làm xấu mọi người đều biết. Đó mới thực sự dân chủ, đó là cách phê bình, tự phê bình rất tốt. Làm như vậy quần chúng tự giáo dục cho nhau và giáo dục cho cán bộ nữa.

(Trích bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện ngày 18/1/1967)

... Trong cuộc chống Mỹ, cứu nước hiện nay, các bà mẹ chiến sĩ đã khuyến khích con cháu của mình vào bộ đội đánh giặc, cứu nước, còn ân cần nuôi nấng, giúp đỡ bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con cháu mình. Thí dụ: Bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xông pha bom đạn, không sợ sóng to, gió lớn, suốt ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội và cán bộ qua sông để chiến đấu.

(Trích bài nói chuyện nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, ngày 20/10/1966)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top