Nhớ Điềm Mặc

22:23 10/04/2023 - Danh mục

Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện ĐỊnh Hoá, tỉnh Thái Nguyên_Ảnh: TL

Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã hơn một lần được cùng đồng nghiệp về thăm xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên – nơi ra đời Hội Những người viết  báo Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam ngày nay). Lần nào đi cũng đầy cảm xúc, kỷ niệm lưu lại trong tâm trí sau những chuyến “về nguồn”  không bao giờ quên…

Lần đi Điềm Mặc mang dấu ấn sâu đậm nhất với tôi là vào hồi tháng 4 năm 2004. Hôm đó Hội Nhà báo Viêt Nam làm lễ khánh thành bia di tích lịch sử cấp quốc gia nơi ra đời Hội Những người viết báo Việt Nam. Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay - ngày 21/4/1950, tại xóm Ròong Khoa (xóm Đồng Lá 3 hiện nay), xã Điềm Mặc.

Từ thành phố Thái Nguyên, theo quốc lộ 3, xe đưa chúng tôi hướng về Điềm Mặc, Định Hóa, cũng là về An Toàn Khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp hơn 70 năm trước. Đường quanh co, đôi chỗ đang làm, nhiều cua gấp, khó đi. Hai bên đường là rừng bạt ngàn. Những ngôi nhà sàn thấp thoáng trên đồi sau cây. Hàng quán bên đường thưa thớt, nông sản măng, sắn,ngô là chính, chưa có hàng hóa gì đáng kể mang màu sắc của  kinh tế thị trường. Thi thoảng thấy một cô gái dân tộc thiểu số vận trang phục màu sắc rực rỡ vui mắt…

Sau khoảng 2 giờ đồng hồ, vượt gần 60 cây số, chúng tôi đến xã Điềm Mặc. Đồi chè cao thấp xanh thẫm lượn lên xuống bên nhau. Đi bộ men theo con đường đất hẹp dưới chân đồi vào di tích. Năm đó, tại đây chưa xây ngôi nhà hai tầng cao đẹp trưng bày hiện vật, tài liệu về di tích lịch sử Hội Nhà báo Việt Nam như bây giờ, phải một thời gian sau công trình mới dược xây dựng, kề bên bia di tích. Hiện nay, tại nhà trưng bày có nhiều hiện vật, tài liệu, hình ảnh… giới thiệu với người xem về sự ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam, những hình ảnh về hoạt động báo chí của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, tại đây trưng bày, giới thiệu một cách đầy đủ nhất quá trình hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, từ khi ra đời đến nay. Năm 2004 cũng chưa có con đường giao thông từ tỉnh lộ 264B vào xóm Ròong Khoa được Hội Nhà báo Việt Nam vận động tài trợ xây dựng với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng đi lại thuận tiện, như hiện nay. Ngày nay, xóm Ròong Khoa, xã Điềm Mặc hôm nay đã “thay da đổi thịt” về mọi mặt, nhất là về điện, đường, trường, trạm… Chỉ tính riêng mức thu nhập bình quân của người dân trong xóm đạt mức hơn 35 triệu đồng/người/năm, tương đương mức thu nhập bình quân của huyện, đủ thấy cuộc sống của Ròong Khoa (Đồng Lá 3), Điềm Mặc, đổi mới, vui như thế nào!

Lễ khánh thành bia di tích lịch sử đã diễn ra trong không khi thiêng liêng. Có mặt đông đủ các nhà báo, cơ quan ban ngành từ Hà Nội lên, đồng nghiệp, cơ quan ban, ngành, xã sở tại Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vào. Nét mặt mọi người trang nghiêm, xúc động. Lễ khai trương bia di tich đánh dấu mốc son trong lịch sử Hội Nhà báo Việt Nam. Từ nay, những người làm báo cả nước có nơi để đi về, thực hiện những chuyến hành hương “về nguồn”, tưởng nhớ, ghi công bậc  tiền bối, những thế hệ nhà báo đi trước đã xây những “viên gạch” báo chí đầu tiên cho các thế hệ làm báo sau bước tiếp.

Buổi lễ kết thúc. Mọi người  tản ra ngắm cảnh, đi thăm di tích lịch sử Mặt trận Liên Việt, Báo Đại Đoàn kết, Hội Phụ nữ Việt Nam gần đó. Tôi theo các nhà báo lão thành lên ngôi nhà sàn sát bên thăm gia đình bà con người dân tộc. Cố nhà báo Hoàng Tùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Hồng Vinh được bà con đó tiếp vui vẻ, ân cần. Sự hiện diện của “cổ thụ” báo chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam gây xúc động lớn dù sức khỏe của nhà báo lão thành đã giảm sút. Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí mộc mạc, ấm cúng…

Chào gia đình trong lưu luyến, mọi người đi dạo bên khu di tích. Hình ảnh nhà báo Hoàng Tùng được một phóng viên trẻ cõng qua một chỗ đất trũng làm tôi nhớ mãi. Viết đến đây tôi chợt nhớ hai “cổ thụ” báo chí là nhà báo Hồng Hà và nhà báo Hữu Thọ trong một lần khác lên thăm Điềm Mặc. Sau khi thăm di tích, chúng tôi quay lại thành phố Thái Nguyên dự cuộc giao lưu giữa các thế hệ làm báo. Vinh dự cho đồng nghiệp trẻ, hôm đó có cố nhà báo Hồng Hà, nguyên Bí thư trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, nguyên một trong những thành viên ban lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, tham dự. 

Trên sân khấu, dưới ánh đèn rực rỡ, hai nhà báo đàn anh say sưa kể về những năm tháng làm báo say mê và gian khổ của mình trong kháng chiến. Cầm micro giao lưu với đồng nghiệp trẻ trẻ, hai “đại thụ” Hồng Hà và Hữu Thọ vẫn còn giữ nguyên nhiệt huyết, lòng yêu nghề và yêu cuộc sông như ngày làm báo ngày còn trẻ, thể hiện trong cử chỉ tay, lời nói rành mạch, khúc chiết, sôi nổi. Thật hiếm có, quý giá vô cùng với lớp làm báo đàn em. Đó là những tấm gương nghề nghiệp không có nhiều trong cuộc sống.

Giờ ngồi nhớ lại kỷ niệm những lần đi Điềm Mặc, tôi tự hỏi: về Điềm Mặc “về nguồn” có ý nghĩa gì, mang lợi ích gì với người làm báo hôm nay?

Chúng ta biết, ở Điềm Mặc, hơn 70 năm trước, các nhà báo làm báo làm việc trong rừng rú, hoang vu thiếu thốn đủ mọi thứ, hầu như chẳng có cái gì gọi là “điều kiện” để hành nghề cả. Viết một bài báo, in một tờ báo, phát hành báo…tất cả đều không dễ dàng, có khi còn đổ máu, mất mạng. Nhưng các nhà báo ngày đó vẫn cho ra đời những bài báo, những số báo “tươi ròng” tin tức, phóng sự… góp phần vào thắng lợi chung huy hoàng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và gian khổ.

Vậy, di sản tinh thần mà các bậc tiền bối báo chí ở Điềm Mặc để lại sau hơn 70 năm là gì? Các thế hệ làm báo thời kỹ thuật số hôm nay học được gì ở họ? Theo tôi đó là: đam mê và dấn thân.

Minh Nguyên

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top