Cần một quy hoạch tổng thể mang tính quốc gia

Góp ý dự thảo Luật Quy hoạch trong phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, hầu hết các bộ ngành như: Xây dựng, Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn… đều nêu ra những ý kiến trái chiều, không đồng nhất với dự thảo.

Dự thảo Luật Quy hoạch còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất. 

Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa bày tỏ "lo lắng" khi dự thảo thay đổi ảnh hưởng đến một số công việc mà Bộ đang được giao xây dựng, trong đó có quy hoạch không gian biển… Có thể khi thay đổi tên gọi sẽ gây khó khăn cho việc triển khai sau này.

“Đưa ra tên mới, bản thân chúng tôi cũng không nắm được, khó khăn trong quá trình thực thi sau này, giao cho làm cũng chưa biết làm thế nào", bà Phương Hoa đề cập việc dự thảo đưa ra quy hoạch không gian biển.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cũng băn khoăn về quy định xóa bỏ xã hội hóa trong lập quy hoạch. Ông lo ngại rằng Luật Quy hoạch ra đời có thể ảnh hưởng đến 2.000 quy hoạch xây dựng lớn ở cấp vùng, cấp tỉnh; 10.000 quy hoạch cấp xã.

Ngoài ra, việc dự thảo quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn... có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn quy hoạch lớn, quy hoạch của thành phố, quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng, tỉnh...

Ông cũng góp ý việc quy định cứng quy hoạch cấp dưới phải theo quy hoạch cấp trên có thể làm chậm sự thay đổi. Ông cho rằng, cần cân nhắc quy định chỉ dùng ngân sách lập quy hoạch, bởi tình trạng thiếu vốn lập quy hoạch ở các địa phương rất lớn, đặc biệt là miền núi; nếu xóa bỏ kinh phí xã hội hóa thì việc lập quy hoạch sẽ rất khó khăn.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đề nghị bổ sung một số danh mục vào Luật Quy hoạch với các nội dung về bảo vệ phát triển rừng, hệ thống công trình thủy lợi, việc khai thác nguồn lợi thủy sản quốc gia; giữ nguyên một số quy hoạch trong Luật đê điều.

Lãnh đạo Bộ Công thương thì nêu ý kiến liên quan đến quy hoạch ngành hóa chất, vì đây là ngành quan trọng, đang có sự phát triển nhanh.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay trong khi đại diện các Bộ nêu nhiều ý kiến chưa thống nhất về dự thảo Luật, thì "hồ sơ trình lên chỉ có văn bản của Bộ trưởng Xây dựng là thể hiện rõ không đồng tình. Các Bộ khác thì không thấy”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Trước các ý kiến không thống nhất trên, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần thống nhất nguyên tắc làm việc. Theo ông, dự thảo Luật Quy hoạch đã đầy đủ điều kiện trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghĩa là đã được Chính phủ thông qua. 

“Khi đã trình ra Thường vụ Quốc hội thì ý kiến của đại diện các bộ chỉ có tính tham khảo, không phải chính thức. Vì Chính phủ trình dự thảo Luật ra Thường vụ Quốc hội rồi, mà đại diện các Bộ ngành lại nói ngược, nói khác thì trái với nguyên tắc”, Bộ trưởng Kế hoạch nhấn mạnh.

Ông Dũng cho hay: "Tôi đi họp hôm nay với tinh thần rất sảng khoái để được tiếp thu ý kiến về hoàn thiện dự thảo Luật, chứ không nghĩ lại nghe đại diện các bộ nói ngược, với những ý kiến mà cách đây mấy tháng mình đã nghe”.

Thấy nhiều bộ ngành còn có ý kiến khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, dự thảo này không phải lần đầu tiên cho ý kiến, cứ ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là ý kiến khác nhau rất nhiều, các Bộ ngành còn bức xúc thì chưa ổn. “Chúng ta phải lắng nghe các ý kiến khác nhau trong quá trình làm luật, phải quan tâm xem xét lại cho kỹ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Cho rằng dự thảo Luật Quy hoạch là luật khung, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ phải khắc phục được tình trạng chồng chéo, phân tán, lãng phí khi “ngành ngành, tỉnh tỉnh làm quy hoạch” mà không liên kết được với nhau; tránh tình trạng “địa phương nào cũng quy hoạch sân bay, cảng biển”.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lưu ý: “Chúng ta cần một quy hoạch tổng thể mang tính quốc gia. Các ngành ngồi lại với nhau để ra một cái chung. Ví dụ cảng biển tràn lan như thế thì có lãng phí không? Quá lãng phí chứ, thì giờ rà lại xem một cách tổng thể”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhận định: “Bộ KH&ĐT như một nhạc trưởng, các Bộ ngành phải làm theo mới thành công. Bộ ngành còn ý kiến thì chưa được”.

Chốt phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ban soạn thảo rà soát nội dung dự Luật, tránh xung đột ảnh hưởng đến phát triển, những quy hoạch đã ổn định phải kế thừa, phát huy./.

TH

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top