Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Cải cách hành chính, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Chiều 9/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Datuk Seri Mustapa Mohamed, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia và ông Isao Iijima, Cố vấn đặc biệt Văn phòng Nội các Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Datuk Seri Mustapa Mohamed và đoàn. Ảnh: VGP

Tăng kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia

Trong buổi tiếp Bộ trưởng Mustapa Mohamed, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam rất coi trọng phát triển quan hệ với Malaysia, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và đánh giá cao các dự án hợp tác giữa Việt Nam - Malaysia.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Datuk Seri Mustapa Mohamed. Ảnh: VGP

Nhân dịp này, Thủ tướng bày tỏ mong muốn hai nước sớm hoàn thiện việc thông qua và thực hiện Chương trình Hành động Việt Nam – Malaysia giai đoạn 2017 – 2019, nhằm triển khai hợp tác cụ thể, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; mong hai nước tích cực đề ra các biện pháp để tăng mạnh kim ngạch thương mại song phương.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định, có nguồn nhân lực trẻ, dân số vàng. Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công, cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Malaysia nói riêng và nước ngoài nói chung tham gia đầu tư, trở thành cổ đông chiến lược.

Thủ tướng nhất trí rằng, dư địa hợp tác Việt Nam - Malaysia còn rất lớn, do đó hai nước phải nỗ lực nhiều hơn nữa; coi trọng các lĩnh vực như du lịch, năng lượng, hạ tầng, tài chính - ngân hàng, bất động sản,… đặc biệt coi trọng công nghiệp chế tạo, chế biến.

Bộ trưởng Mustapa Mohamed cho biết, thành phần đoàn có khoảng 40 đại diện các công ty, tập đoàn lớn của Malaysia, đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Malaysia từ trước đến nay sang thăm Việt Nam. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp Malaysia đánh giá cao, coi trọng thị trường Việt Nam.

“Chúng tôi rất ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh của Việt Nam. Chúng tôi cũng theo dõi sát sao tiến trình mở cửa của Việt Nam trong 10 – 15 năm trở lại đây và đặc biệt ấn tượng về những kết quả trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy thị trường Việt Nam có nhiều dư địa, cơ hội cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư Malaysia”, Bộ trưởng Mustapa Mohamed bày tỏ.

Bộ trưởng cũng cho biết, các bộ, ngành Malaysia thường xuyên hợp tác, phối hợp hiệu quả với các đối tác Việt Nam trong nhiều khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế. Để tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa, đoàn có các cuộc thảo luận hiệu quả với các đối tác Việt Nam, đạt kết quả hết sức tốt đẹp, đưa ra nhiều đề xuất.

Nhật Bản đối tác quan trọng của Việt Nam 

Chiều cùng ngày, phát biểu tại buổi tiếp ông Isao Iijima, Cố vấn đặc biệt Văn phòng Nội các Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn coi Nhật Bản là người bạn lớn, là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam, coi trọng việc tăng cường và mở rộng giao lưu hợp tác với các địa phương Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Isao Iijima, Cố vấn đặc biệt Văn phòng Nội các Nhật Bản. Ảnh: VGP

Để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản thời gian tới, Thủ tướng đề nghị, ủng hộ và hỗ trợ thúc đẩy hai nước tiếp tục tăng cường sự tin cậy về chính trị thông qua các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế.

Đồng thời hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước, gia tăng kim ngạch thương mại và đầu tư, thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào Việt Nam; tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông thủy sản; tăng cường thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực hai nước có nhiều tiềm năng như nông nghiệp, lao động, văn hóa và du lịch; thúc đẩy hợp tác và giao lưu giữa các địa phương.

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trong việc đóng góp vào mối quan hệ hai nước. Thủ tướng cũng đề xuất một số cơ chế  đặc biệt để thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư hai nước và mong muốn ông Isao Iijima bằng uy tín của mình sẽ đóng góp nhiều hơn nữa vào mối quan hệ hợp tác hai nước.

Ông Isao Iijima bày tỏ tin tưởng quan hệ Nhật Bản – Việt Nam sẽ ngày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực, mong Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn thuận lợi tại Việt Nam; bày tỏ cá nhân ông sẽ luôn nỗ lực đóng góp vào phát triển mối quan hệ này./.

Nam Dương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top