Ngày thế giới phòng chống AIDS

World AIDS Day – ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS được cử hành vào ngày 1/12 hàng năm trên toàn cầu, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/ AIDS

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS 2016 

“Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” được nghĩ ra lần đầu vào tháng 8/1987 bởi hai nhà báo đồng thời là hai viên chức thông tin đại chúng cho “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ là James W. Bunn và Thomas Netter.

Sau đó James và Netter đã nêu ý kiến của họ cho ông Jonathan Mann, Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Ông Mann thích sáng kiến này, chấp thuận và đồng ý việc tổ chức “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên vào ngày 1/12/1988.

Dải băng đỏ là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bị bệnh AIDS.

Mỗi năm Ban Chỉ đạo toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS lưa chọn một chủ đề cho Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi với những cá nhân, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị HIV/AIDS.

Năm nay, chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là “Hands up for #HIVprevention”, có thể tạm dịch là “cùng chung tay phòng chống HIV”. Với các biện pháp được tuyên truyền như: không kỳ thị những người bị nhiễm HIV, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đối với cả nam và nữ, sử dụng thuốc ngăn ngừa và điều trị HIV, tự nguyện cắt bao quy đầu ở nam giới,…

Chủ đề Words AIDS Day 2016: "Hands up for #HIVprevention"

Theo UNAIDS (Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS), tính đến cuối năm 2015 trên thế giới có khoảng 36,7 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS. Trong đó có 1,8 triệu trẻ em (dưới 15 tuổi).

Riêng năm 2015 có 1,1 triệu người chết vì AIDS và có thêm 2,1 triệu người nhiễm mới HIV. Theo WHO, khoảng 35 triệu người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Sau khi hoàn thành mục tiêu toàn cầu ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của HIV vào năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới phát động chiến dịch “Fast-Track” đến năm 2020 với mục đích đẩy nhanh việc ứng phó với HIV và AIDS chấm dứt AIDS vào năm 2030.

Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2016, WHO quyết tâm thúc đẩy những chính sách xét nghiệm HIV mới và kêu gọi các quốc gia, cộng đồng triển khai các dịch vụ phòng chống tác động cao, nhanh chóng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng điều trị, giải quyết những cách biệt về địa lý và không bỏ xót bất cứ người bệnh nào. 

 

Trần Thêm (th)

 

    

 

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top