Ngành duy nhất trong trường Báo đòi hỏi chiều cao của thí sinh dự thi

Em muốn vào các ngành báo chí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhưng không biết, trường Báo có đòi hỏi chiều cao đối với thí sinh không? Và cụ thể là bao nhiêu?

Thí sinh đặt câu hỏi về ngành báo chí.

Đó là câu hỏi mà nhiều thí sinh quan tâm đến quy chế tuyển sinh ngành Báo chí đặt câu hỏi với TS. Vũ Thị Kim Hoa, Phó Trưởng ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và tuyên truyền.

TS. Vũ Kim Hoa: “Duy nhất ngành Quay phim truyền hình trong nhóm ngành Báo chí vì đòi hỏi chiều cao đủ để đáp ứng có khả năng cầm máy quay phim vì liên quan đến chiều cao chân máy quay phim. Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên)”.

Em gái của em muốn thi vào khoa Quan hệ công chúng của trường, dự định thi 3 môn Văn, Ngoại Ngữ và tổ hợp Khoa học xã hội. Vậy khi thi 3 môn Sử, Địa, Công dân của tổ hợp Khoa học xã hội thì trường sẽ lấy tổng điểm của 3 môn cộng lại rồi chia trung bình hay thế nào?

TS. Vũ Kim Hoa: Theo quy định của Bộ GD&ĐT, 3 môn Sử, Địa, Công dân sẽ tính quy về thang điểm 10 và điểm đó sẽ công bằng với 2 môn còn lại là Văn và Ngoại ngữ.

*Năm nay em thi báo chí, em có thắc mắc về chuyên ngành Báo ảnh. Cô có thể giải thích rõ hơn về ngành này?

TS. Vũ Kim Hoa: “Báo ảnh là chuyên ngành đào tạo phóng viên ảnh cho báo chí. Ngoài kiến thức chung, em sẽ được học chuyên sâu về ảnh báo chí để sau này ra làm việc tại các cơ quan báo chí.

Khi tuyển vào ngành này, ngoài bài thi Trắc nghiệm thí sinh cần có một bài thi nữa là bài thi Phỏng vấn. Khi thi như vậy em phải biết một số kiến thức cơ bản về máy ảnh, kỹ thuật chụp ảnh, cách bố cục ảnh, sắp xếp các bức ảnh thành một câu chuyện… Sau khi thi xong THPT em nên có khóa học cơ bản, không cần chuyên sâu về chụp ảnh để tự tin vượt qua các vòng thi”.

Theo Dân trí

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top