Nét xưa của làng nghề trăm tuổi Phú Lễ

23:30 26/09/2016 - Danh mục
Về thăm Bến Tre, giữa mơn man sông nước miền Tây, giữa những bóng dừa mát rượi trong lành và ruộng lúa ngát thơm, du khách khó lòng quên điểm dừng chân nơi làng nghề Phú Lễ, huyện Ba Tri.

Nổi bật tại đây là đình Phú Lễ, được vua Minh Mạng cho khởi công xây dựng năm 1826 và được vua Tự Đức sắc phong năm 1851. Kể từ thời điểm ấy, Phú Lễ sở hữu di sản văn hóa lớn: Ngôi đình thuộc loại cổ và lớn nhất Nam Bộ, với mái ngói rêu phong cổ xưa, cột gỗ lim trạm khắc gần 200 năm tuổi, thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, gồm 10 gian uy nghiêm, cùng những tác phẩm nghệ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo ngày nay vẫn còn vẹn nguyên.

Ngôi đình này cũng là nơi hiếm hoi còn giữ lại được những bảo vật do chính vua Tự Đức ban tặng như sắc chỉ, sắc tứ.

Đình Phú Lễ gần 200 năm tuổi với khuôn viên rộng, nhiều cây
cổ thụ làm tôn lên vẻ uy nghiêm, trầm mặc

Chiếc ấn đi đón sắc chỉ vua ban cũng được người dân gìn giữ cẩn thận

Phú Lễ không chỉ nổi tiếng với đình làng. Dường như hai vị vua Minh Mạng và Tự Đức đã cảm nhận được một nét “anh hoa” tiềm ẩn nơi miền đất trứ danh này. Trù phú và hiền hòa, tinh tế mà chân chất, từ Phú Lễ bắt đầu sản sinh những làng nghề độc đáo.

Làng nghề đan lát là một trong số ấy, với không dưới trăm năm tuổi. Nhờ vào nguồn nguyên liệu tre, trúc dồi dào, phong phú với đôi tay khéo léo, từ xa xưa người Phú Lễ đã biết đan cái thúng để đựng lúa, cái bung đặt cá tép, cái rế để nồi cơm, cái rổ đựng rau, cái bội nhốt gà...

Đan lát cũng là một trong những nghề truyền thống tại Phú Lễ

Bên cạnh làng nghề đan lát, danh tiếng Phú Lễ còn được biết đến với nghề kháp rượu. Bài hồ men bí truyền làm nên từ 36 vị thuốc Nam - Bắc mà chỉ người Phú Lễ mới biết quyện cùng nếp mùa Ba Tri làm nên thứ rượu ngọt đằm, cay dịu, phóng khoáng mà sang cả và uống vào cứ thấm đẫm cảm giác mê say. Tương truyền Rượu Phú Lễ đã được chọn làm sản vật quý tiến vua và được vua phong “Ngự tửu” để ban thưởng trong những dịp trọng đại.

Người làng nghề Phú Lễ ai cũng biết kháp rượu, có thể nói nghề
này đã thấm vào máu, vào tim mỗi người trong làng

Nhiều người sành ẩm thực so sánh: Nếu rượu Làng Vân thanh tao thiên về cánh văn, rượu Bàu Đá nồng nàn của cánh võ, thì rượu Phú Lễ mang nét hào sảng phóng khoáng, thấm đậm nghĩa tình của người miền Tây Nam Bộ, lại phảng phất nét sang cả của thứ “Ngự tửu” tiến vua. Thứ rượu ấy là kết tinh nguồn nước tinh khiết từ vùng đất chín rồng, chắt chiu từng hạt nếp óng mẩy - loại nếp mùa dài ngày ngon thượng hạng, dẻo mềm - của miền đất châu thổ phù sa.

Năm 2004, khi đến với làng nghề Phú Lễ và thưởng thức những giọt “mỹ tửu” danh bất hư truyền tại đây, anh Trần Anh Thuy, một doanh nhân trẻ, tiên phong trong việc ứng dụng mô hình độc đáo của các nước tiên tiến Pháp, Úc, Nhật, kết hợp làng nghề truyền thống và nhà máy sản xuất hiện đại, đã quyết tâm bắt đầu cuộc hành trình gìn giữ bản sắc văn hóa và phát triển tinh hoa cho làng nghề Phú Lễ, để bảo tồn giá trị truyền thống và nâng cao giá trị sản phẩm của làng nghề. Công ty này đã ứng dụng mô hình sản xuất kết hợp nhịp nhàng từ vùng nguyên liệu, làng nghề ủ kháp rượu truyền thống, nhà máy hiện đại, cho đến hệ thống phân phối quy củ cùng các chương trình xây dựng thương hiệu bài bản.

Theo nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Nguyễn Nhã, việc gìn giữ các nét truyền thống của thế hệ trẻ sẽ tiếp sức duy trì và làm lớn mạnh văn hóa làng nghề, tránh việc mai một vì thời gian. Việc tiên phong đưa mô hình sản xuất kết nối giữa truyền thống và hiện đại mang nhiều ý nghĩa và giá trị dài lâu.

Công nghệ tiên tiến của nhà máy Rượu Phú Lễ giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm làng nghề

Giờ đây, khi đến Phú Lễ, du khách không chỉ có cơ hội tham quan những làng nghề truyền thống mà còn có thể chọn cho mình một loại “ngự tửu” xưa mà hiện đại để làm quà. Với hơn 200 đầu việc được tạo ra từ các làng nghề, cuộc sống người dân không chỉ sung túc mà còn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống đáng trân trọng từ nghìn xưa.

Những làng nghề trăm tuổi là những “bảo vật” vô hình của Bến Tre, để vùng đất này không ngừng thu hút khách phương xa. Trải qua bao thăng trầm nhưng với tâm huyết của những người muốn gìn giữ nét truyền thống, Phú Lễ nay lớn mạnh hơn và vẫn giữ được nét duyên xưa: Phóng khoáng mà tinh tế.

NGUỒN: Vietnamnet.

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top