Năm 2022, Hà Nam phấn đấu bảo đảm tự chủ ngân sách

Tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Nam khóa XIX diễn ra trong ba ngày (2 - 4/8), các đại biểu đã thảo luận, thống nhất thông qua các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022 với quyết tâm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tự chủ ngân sách và có đóng góp về ngân sách Trung ương.

Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thuỷ phát biểu bế mạc kỳ họp_Ảnh TTXVN

Theo đó, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt hơn 45.490 tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2021; thu nhập bình quân đầu người đạt 86,1 triệu đồng, tăng 12,7% so với năm 2021; thu ngân sách nhà nước đạt hơn 13.500  tỷ đồng, đạt 110% dự toán Trung ương giao; tỷ lệ hộ dân thành thị được dùng nước sạch đạt 97%; hộ dân nông thôn được dùng nước sạch, nước hợp vệ sinh theo tiêu chí mới đạt 98%; toàn tỉnh có ít nhất 25 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu...

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Hà Nam đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch; tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Tỉnh đẩy nhanh tiến độ, thủ tục đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và thủ tục đầu tư các dự án, nhất là các dự án trọng điểm về đầu tư công, các dự án đô thị, thương mai, dịch vụ, du lịch lớn của tỉnh; tập trung thu hút lao động phục vụ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn; nắm chắc tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường quản lý thu, chi ngân sách; chống thất thu, chuyển giá, hạn chế nợ đọng ngân sách; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thương mại đồng bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, quy hoạch, trật tự đô thị… Hà Nam quan tâm chăm lo phát triển văn hóa - xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh...

Tại kỳ họp, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp những ý kiến quan trọng vào 16 báo cáo và xem xét, quyết định thông qua 25 nghị quyết về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền.

Các đại biểu thông qua nghị quyết của kỳ họp. Ảnh_TTXVN

Phát biểu bế mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nam Lê Thị Thủy cho rằng, các nghị quyết kỳ họp thông qua là những nghị quyết quan trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng để UBND tỉnh, các cấp, các ngành hữu quan chủ động huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, hoàn thành kế hoạch năm 2022 đã đề ra. Các đơn vị trong HĐND và đại biểu HĐND tỉnh cần tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và tiếp xúc với cử tri. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri, để kịp thời nắm bắt và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri và nhân dân; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đại biểu HĐND trước cử tri và nhân dân trong tỉnh.

Sáu tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt hơn 21.149 tỷ đồng, tăng 9,24% so với cùng kỳ (đứng thứ 7 trong khu vực đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 14 toàn quốc); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 78.240 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ; thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 56% dự toán Trung ương giao (đến hết tháng 7 đạt 7.689 tỷ đồng); tỉnh đã có 19/83 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu./.

Nguyễn Chinh_TTXVN
                                                                                                                                                        

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top