Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Huyện Mỹ Lộc (Nam Định): Nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển đối tượng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tự nguyện (BHTN).

Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Lộc tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế cho người dân.

Để phát triển đối tượng tham gia, BHXH huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN, qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về quyền lợi và nghĩa vụ trên hệ thống đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn, qua pa-nô, biểu ngữ, băng rôn; tại các doanh nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn; phát hành tờ rơi, tập gấp; trên fanpage, facebook, zalo, Youtube...

BHXH huyện thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tổ chức đối thoại, tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT cho cán bộ, hội viên, người lao động trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền nêu bật vai trò của BHXH, BHYT trong phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; lợi ích người dân và cộng đồng khi tham gia BHXH; cách thức tham gia BHYT; chính sách ưu đãi khi tham gia BHXH tự nguyện; chế độ trợ cấp BHTN trong các doanh nghiệp… Cùng với đó, UBND huyện giao kế hoạch chỉ tiêu phát triển BHYT cụ thể ở từng nhóm đối tượng cho từng địa phương; gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền với tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn. 

Trong công tác thu BHYT, BHXH tự nguyện, BHXH huyện tổ chức khảo sát cơ sở, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên các đại lý thu ở các trạm y tế, bưu điện, Hội Phụ nữ các xã, thị trấn, từ đó số lượng và chất lượng các đại lý thu trên địa bàn huyện được nâng lên. Để phục vụ người dân tốt hơn, BHXH huyện Mỹ Lộc tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, triển khai giao dịch điện tử trong đăng ký đóng BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ I-Van triển khai phần mềm kê khai BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn.

Với các giải pháp đồng bộ, đến tháng 8/2023, toàn huyện có 65.067 người tham gia BHYT; 6.070 người tham gia BHXH bắt buộc; 951 người tham gia BHXH tự nguyện; 5.589 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp… Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, hết tháng 8/2023, toàn huyện có 63.030 người có thể dùng CCCD thay thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đạt tỷ lệ xác thực 98,75%.

Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người có thẻ BHYT được khám, chữa bệnh thuận tiện, nhanh chóng, BHXH huyện phối hợp với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn cải tiến thủ tục, quy trình tiếp đón người bệnh thuận lợi, không để bệnh nhân phải chờ lâu, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT.

Nhiều cơ sở khám, chữa bệnh đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ. Cùng với việc tích cực áp dụng khoa học, công nghệ y học mới trong khám, chẩn đoán, điều trị, Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc tăng cường đầu tư trang bị một số thiết bị hiện đại như: máy siêu âm, máy nội soi, máy chụp Xquang, máy xét nghiệm sinh hóa…

Bên cạnh đó, trung tâm luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên y tế như: cử cán bộ, nhân viên y tế đi tập huấn, đào tạo chuyên sâu về tay nghề, chuyển giao kỹ thuật mới tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Trung tâm đã triển khai thực hiện kế hoạch “Cải tiến chất lượng bệnh viện”; đơn giản hóa các thủ tục hành chính xây dựng văn hóa công sở, nâng cao y đức, văn hóa ứng xử giao tiếp trong khám, chữa bệnh. Với các giải pháp thiết thực, Trung tâm đã từng bước nâng cao năng lực, thực hiện đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật thuộc tuyến và một số dịch vụ kỹ thuật tuyến trên, chất lượng, hiệu quả điều trị, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong huyện. 

Bên cạnh những kết quả tích cực, tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Mỹ Lộc vẫn tiềm ẩn diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi của người lao động. Một số doanh nghiệp vẫn tiếp diễn nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN. Một số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập nhưng không có trụ sở làm việc; thành lập nhưng không hoạt động hoặc hoạt động trong thời gian ngắn rồi giải thể, do vậy chủ sử dụng cũng không tham gia BHXH cho người lao động hoặc không tham gia BHXH hết số người lao động đang làm việc tại đơn vị.

Đến tháng 8/2023, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN trên địa bàn huyện trên 7,6 tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng nợ đọng các khoản bảo hiểm, BHXH huyện thường xuyên đôn đốc, trực tiếp xuống làm việc với đơn vị sử dụng lao động đề nghị nộp tiền hoặc cam kết lộ trình nộp tiền để giảm số nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN. Báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý các đơn vị nợ đọng ảnh hưởng đến kế hoạch thu và quyền lợi người lao động.

Thời gian tới, BHXH huyện Mỹ Lộc tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời, đúng đối tượng; nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ, giải quyết kịp thời và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động hưởng các chế độ BHXH. Thực hiện chặt chẽ quy trình giám định trong công tác khám, chữa bệnh BHYT, đảm bảo đúng chế độ chính sách, đúng đối tượng và quyền lợi cho người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Tăng cường công tác kiểm tra, duy trì kỷ cương hành chính, thực hiện chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

PV

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top