Một số chính sách ưu tiên về bảo hiểm y tế với người có công với cách mạng

Nghị định số 75/2023/NĐ-CP có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, nhất là với người có công với cách mạng. Cụ thể, một số nhóm đối tượng người có công đã được bổ sung, nâng mức hưởng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Ngày 19/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 3/12/2023 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 75). Văn bản này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm y tế, đặc biệt là với một số nhóm đối tượng người có công.

Ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người dân các xã an toàn khu

Nghị định số 75 bổ sung nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú mà không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều 12 Luật Bảo hiểm y tế.

Theo Bộ Y tế, sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như tại các cơ sở y tế.

Cụ thể: Chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể về chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân các xã an toàn khu cách mạng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 14/CT-TTg. Cùng với đó, phương thức đóng của một số đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc) chưa được quy định trong Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

Mức hưởng của đối tượng quy định tại khoản 5 điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP (thanh niên xung; cán bộ, chiến sĩ công an đã được giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại các quyết định: số 209/2005/QĐ-TTg ngày 1/11/2005, số 188/2007/QĐ-TTg ngày 6/2/2007, số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2020, số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ); dân công hỏa tuyến (theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ) bị giảm mức hưởng, từ 100% (theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP) xuống còn 80% (theo quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP).

Tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế xây dựng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân trong các xã an toàn khu cách mạng, trừ các đối tượng đã được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành.

Một số địa phương đã bố trí ngân sách và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm y tế, trong đó có người dân sinh sống trên địa bàn các xã an toàn khu, với mức từ 10-30%. Có địa phương không thực hiện hỗ trợ.

Trong những năm qua, để ghi nhận công lao đóng góp và tri ân đồng bào các dân tộc tại các xã an toàn khu cách mạng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ, trong đó có chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế. Chính sách hỗ trợ về thẻ bảo hiểm y tế dự kiến được áp dụng từ năm 2021, nhưng do Bộ Y tế chưa kịp thời trình ban hành quy định cụ thể nên chính sách này chưa được triển khai thống nhất trên toàn quốc.

Đến năm 2023, vẫn còn gần 720 nghìn người dân trên địa bàn xã an toàn khu cách mạng ở 25 địa phương chưa được hưởng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế. Trong 3 năm (2021, 2022, 2023), một bộ phận người dân ở các xã an toàn khu cách mạng vẫn chưa được hưởng chính sách hỗ trợ chung của nhà nước về thẻ bảo hiểm y tế.

Nghị định số 75 được ban hành vào cuối tháng 10/2023 nhằm giải quyết những vướng mắc liên quan đến công tác tổ chức thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó có chính sách bảo hiểm y tế đối với người dân các xã an toàn khu cách mạng, một cách kịp thời.

Nâng mức hưởng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với một số nhóm người có công

Một nội dung mới quan trọng của Nghị định số 75 là bổ sung, nâng mức hưởng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng người có công với cách mạng.

Thứ nhất, nâng mức hưởng từ 80% lên 95% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình.

Thứ hai, nâng mức hưởng từ 80% lên 100% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người tham gia kháng chiến và bảo vệ Tổ quốc.

Theo quy định mới nhất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mã bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng này là KC, trừ các đối tượng được cấp mã CC, CK và CB.

Theo quy định mới nhất của cơ quan bảo hiểm xã hội, nhóm đối tượng này có mã bảo hiểm y tế là PV. Đó là: Người phục vụ người có công đang sống ở gia đình, bao gồm: người phục vụ bà mẹ Việt Nam anh hùng; người phục vụ thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên.

Thứ ba, vợ hoặc chồng liệt sĩ tái giá nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, có mức hưởng 95% chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Nghị định số 75 bổ sung nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế là người dân các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã an toàn khu cách mạng.

Hương Giang

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top