“Mở nút thắt’’ cơ chế thu hút đầu tư, phát triển du lịch

06:23 20/12/2022 - Kinh tế
Hiện đại hóa hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế xã hội ở Can Lộc đã được đặt ra từ lâu, nhưng nút thắt về vốn, về cơ chế thu hút đầu tư, vẫn luôn là một rào cản. Vấn đề đặt ra là cơ chế chưa đủ sức hút với nhà đầu tư, thì sẽ phát triển bằng cách nào, thay vì trông chờ vào vốn, ngân sách nhà nước.
Can Lộc, Hà Tĩnh mảnh đất trầm tích:

Can Lộc - mảnh đất trầm tích, vùng quê huyền thoại

Trải dài từ đầu Mênh đến cuối Sót, qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, Can Lộc luôn là niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh bởi bề dày văn hóa và truyền thống cách mạng, anh hùng. Nơi đây, mỗi địa danh đều mang những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại và ẩn sâu dưới trầm tích. Trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng từ thuở ông cha vẫn luôn được các thế hệ tiếp nối, phát triển. Đứng lên từ trong đau thương, mất mát, người dân quê hương Xô Viết lại sát cánh bên nhau khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới trên quê hương huyền thoại.

Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại lại Can Lộc, Hà Tĩnh_Ảnh: TL.

Địa danh Hoan Châu đệ nhất danh thắng - chùa Hương Tích, Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại là địa chỉ đỏ nối liền 2 đầu đất nước, cùng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc là những lợi thế giúp Can Lộc phát triển các điểm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lich trải nghiệm và du lịch nông nghiệp, tạo sức bật mới cho phát triển kinh tế nông thôn trong hành trình xây dựng huyện. Tuy nhiên trên bản đồ du lịch Việt Nam, Can Lộc vẫn còn là tiềm năng đang ẩn dưới lớp trầm tích mà cần phải có sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền địa phương đến tư duy làm du lịch của người dân để thúc đẩy phát triển du lịch một cách đồng bộ và bài bản.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc trả lời báo chí_Ảnh: PV.

Chia sẻ về phát triển du lịch của Can Lộc, Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Tiềm năng phát triển du lịch của Can Lộc là rất lớn, có thể thấy du lịch Can Lộc vô cùng phong phú, đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng. Can Lộc có điểm đến du lịch đặc biệt như ngã ba Đồng Lộc, bãi biển Thiên Cầm, chùa Hương Tích cũng được mệnh  danh là một trong những ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam, có nhiều tượng quý, khu du lịch này có nhiều danh lăm thắng cảnh đẹp, thu hút du khách. Hiện nay huyện đang xây dựng và bảo tồn văn hoá, huyện coi du lich là trọng điểm để phát triển kinh tế từ nay đến năm 2025. Hàng năm, huyện cũng đã đầu tư 4 đến 5 tỷ đồng cho các chương trình xúc tiến và phát triển du lịch, phối hợp với Sở Văn hóa và Tổng cục Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch và quảng bá du lịch. Đặc biệt, quần thể khu du lịch Chùa Hương và bãi biển Thiên Cầm, hồ Cửa Thờ - Trại Tiểu, hồ Cù Lây, hồ Khe Trúc, hồ Nhà Đường…đây là một trong những điểm du lịch trọng điểm của huyện đang cần được xúc tiến”.

Cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương tuyên truyền về du lịch Can Lộc, Hà Tĩnh_Ảnh: PV.

Từ cuối năm 2020 đến nay, giai đoạn 1 dự án ADB với nguồn đầu tư 130 tỷ đồng được hoàn thành đã “thay áo” cho khu du lịch này. Cơ sở hạ tầng du lịch được cải thiện cùng sự đổi mới trong công tác quản lý, chất lượng, phong cách phục vụ một cách chuyên nghiệp khiến sức hút của chùa Hương Tích đối với du khách. Hiện nay, chùa Hương Tích tiếp tục chuẩn bị được đầu tư giai đoạn tiếp theo với nguồn kinh phí khoảng trên 20 tỷ đồng để nâng cấp khuôn viên chùa.

Chùa Hương Tích có danh hiệu Hoan Châu đệ nhất danh thắng, xếp vào hàng 21 thắng cảnh nước Nam xưa kia. Quần thể chùa Hương ở độ cao 650m so với mặt nước biển, được chia làm ba phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và Am Thánh Mẫu. Chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh là cả một quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ truyền, với nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần, trong đó có cả những ngôi đền mang tính ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu.

Lãnh đạo huyện và BQL Khu di tích chùa Hương Tích tặng hoa đoàn Tổng cục Du lịch_ Ảnh: PV.

Ông Võ Thành Chung, Trưởng Ban quản lý khu du lịch Chùa Hương Tích, Can Lộc, Hà Tĩnh chia sẻ : Khu du lịch chùa Hương Tích, hay gọi là Chù Hương, nhiều người biết đến Chùa Hương ở Mỹ Đức-Hà Nội nhưng còn nhiều người chưa biết đến Hương Tích ở Hà Tĩnh. Đây là ngôi chùa phát tích của ngôi chùa cổ mới được trùng tu và đi vào khai thác. Đến nay, mùa cao điểm có khoảng 18 ngàn lượt khách mỗi năm, du khách chủ yếu từ Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và các tỉnh lân cận. Quần thể khu du lịch Chùa Hương rất có tiềm năng xây dựng khu lưu trú, chúng tôi mong muốn kêu gọi đầu tư một khu nghi dưỡng thiền và thể thao... để du khách có nhiều thời gian lưu trú. Chúng tôi mong muốn chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách để thực hiện quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.

Cùng với các tuyến tuor du lịch, các địa danh nổi tiếng của Hà Tĩnh, địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng ngã ba Đồng Lộc cũng là một trong những địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch cả nước. Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, Can Lộc nằm trên đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn, là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội TNXP 55 tỉnh Hà Tĩnh và hàng trăm người con ưu tú đang làm nhiệm vụ giữ vững mạch máu giao thông quan trọng trên hệ thống đường vận chuyển hàng hóa, vũ khí ra tiền tuyến. Hiện nay, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã được đầu tư xây dựng quy mô với nhiều công trình kiến trúc đặc biệt như: Khu mộ 10 nữ TNXP, Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ TNXP, Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ ngành giao thông toàn quốc, Sa bàn chiến đấu, Nhà bảo tàng, Tháp chuông Đồng Lộc, cụm tượng 10 nữ TNXP và nhiều công trình văn hóa tâm linh khác. Với khoảng trên 300 ngàn lượt khách mỗi năm. Trong đó, tuyến du lịch: Ngã ba Đồng Lộc - đền Mẫu Thượng ngàn - điểm du lịch sinh thái Cửa Thờ - Trại Tiểu hứa hẹn sẽ có sức cuốn hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Đánh thức tiềm năng và thúc đẩy phát triển du lịch

Với lợi thế, tiềm năng du lịch đặc biệt của Can Lộc đã và đang được đánh thức khi huyện nhà đang đầu tư các công trình để nâng tầm các giá trị văn hóa trở thành những “đặc sản” riêng có ở Can Lộc.  Bên cạnh đó, Can Lộc đã đang và sẽ tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng... Ngoài ra, huyện còn tích cực phối hợp với các địa phương, các đơn vị du lịch, xây dựng các tour, tuyến phát triển du lịch...

Ông Nguyễn Tiến Trình - Giám đốc Công ty CP Lữ hành Thành Sen, Hà Tĩnh cho rằng: “Tiềm năng du lịch Can Lộc dần được đánh thức là hướng đi phù hợp, giúp địa phương sớm thành công trong xây dựng huyện nâng cao. Tuy nhiên, để du lịch phát triển đúng tầm, trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch của vùng Bắc Trung Bộ và của cả nước, Can Lộc cần thu hút nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng, nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp thành những đặc sản, sản phẩm du lịch”.

Ông Hoàng Hoa Quân, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam_Ảnh: PV.

Tham dự Hội nghị xúc tiến du lịch Nghi Xuân- Can Lộc, Hà Tĩnh, Ông Hoàng Hoa Quân, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Du lịch Việt Nam chia sẻ: “Du lịch Việt Nam đã vượt qua đại dịch Covid-19 một cách ngoạn mực. Năm 2022, ngành du lịch Việt Nam nói chung và Can Lộc, Hà Tĩnh nói riêng cũng đã triển khai hiệu quả các chương trình hành động, thích ứng linh hoạt trong hoàn cảnh sau dịch. Có thể thấy, du lịch Can Lộc nói riêng và du lịch Hà Tĩnh nói chung có tiềm năng và lợi thế, nhưng cần phải quyết liệt trong việc thu hút đầu tư và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá điểm đến với Can Lộc”.

Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị_ Ảnh: PV.

Cũng tại diện đàn xúc tiến du lịch Nghi Xuân – Can Lộc, Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Có thể thấy Hà Tĩnh nói chung và Can Lộc nói riêng trong thời gian qua đã có đầu tư chiến lược, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khá tốt. Trong thời gian tới để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức về du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, phát triển du lịch theo quy luật thị trường, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa cao, để từng bước phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển đồng bộ theo hướng CNH, HĐH”.

Đặc biệt, những năm gần đây, diện mạo Can Lộc đã có những bước tiến mới. Từ vùng nông thôn đến đô thị, từ nơi bị chiến tranh giày xéo đến nơi ít bị ảnh hưởng của bom đạn đến nay đã khoác cho minh “chiếc áo mới”. Cho đến nay, bài học lớn về vận động sức dân, huy động mọi nguồn lực xã hội đã được Can Lộc vận dụng có hiệu quả, thiết thực trong phong trào xây dựng quê hương Can Lộc huyền thoại.

Có thể thấy, ngay sau khi Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, khóa XXXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Can Lộc đã bắt tay ngay vào những mục tiêu mới, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là phấn đấu về đích huyện NTM nâng cao trước năm 2025. Can Lộc đang từng bước triển khai khởi động mạnh mẽ trong phát triển kinh tế trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo: “Xây dựng Can Lộc là huyện NTM nâng cao theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển du lịch dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động để nâng cao thu nhập cho người dân”. Niềm tự hào về truyền thống quê hương huyền thoại, niềm tin về cuộc sống mới là động lực để nhân dân Can Lộc vẽ thêm bức tranh về quê hương bằng những sắc màu tươi mới. Để rồi Can Lộc, Hà Tĩnh mảnh đất trầm tích năm xưa sẽ dần “mở nút thắt” về cơ chế thu hút đầu tư và phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ của huyện.

Hoàng Anh Tuấn

 

 

 

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top