Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Màu xanh tuổi trẻ

04:27 08/01/2017 - Văn hóa xã hội
Thời gian không ngừng trôi và tuổi thanh xuân sẽ dần đi theo năm tháng, sống để mang niềm hạnh phúc của mình, san sẻ cho những mảnh đời bất hạnh là niềm tự hào của những người con áo xanh.

Hãy đi theo tiếng gọi của con tim mình để bạn có thể cống hiến sức trẻ cho cuộc đời này.

Đã hơn một tháng kể từ ngày tôi bước chân vào đội, cứ như một lời thúc giục, tôi đã đi theo tiếng gọi của con tim mình.

Đội tôi mang tên sinh viên tình nguyện Lam Sơn Thanh Hóa, nghe cái tên thôi cũng đã thấy được sự nhiệt huyết của tuổi trẻ nơi đây.

Cứ đắn đo mãi để được tham gia vào đội, tôi luôn tự nghĩ khi mình thực sự đến với đội,  cần đem hết mọi tinh thần tuổi trẻ đóng góp cho đội.

Mỗi người khi khoác trên mình màu xanh của chiếc áo tình nguyện thật vẻ vang làm sao, đó chính là biểu tượng cho tuổi trẻ.

                 Nhiệt huyết tuổi trẻ. Ảnh: đội sinh viên tình nguyện Lam Sơn

Dù ở nơi đâu, màu xanh tình nguyện luôn cho ta niềm tin và sẽ mang lại hạnh phúc cho những em nhỏ nghèo đói, những hộ gia đình thiếu thốn mọi thứ. Họ mang trong mình dòng máu tình nguyện và sống hết mình với ngọn lửa trong tim.

Tôi đã coi Lam Sơn là "ngôi nhà" thứ hai của mình, đây là tổ ấm dạy tôi cách san sẻ yêu thương cho mọi người, và dạy tôi hiểu được màu áo xanh có ý nghĩa như thế nào.

Đội của chúng tôi luôn hết mình với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, san sẻ yêu thương, đồng hương đoàn kết.

Cũng chính vì khẩu hiệu này đã mời gọi tôi đến với Lam Sơn. "Cuộc sống chính là cho đi, đâu phải nhận riêng mình" đúng vậy, những gì chúng ta có thể cống hiến được, hãy nỗ lực hết mình, sống với niềm đam mê và ước mơ mang đến hạnh phúc cho những hoàn cảnh bất hạnh quanh ta.

Nhiều lúc tôi thấy mệt mỏi vì công việc,vì học tập, nhưng Lam Sơn lại chính là động lực để tôi tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thử thách. Tôi lại vượt lên chính mình... để tếp tục cống hiến tuổi trẻ của tôi cho cuộc sống này.

Trong đội của chúng tôi có những bậc tiền bối luôn luôn sẵn lòng nghe và đưa cho tôi lời khuyên khi tôi muốn bỏ mặc số phận mình. Họ như những người anh, người chị giang rộng vòng tay giúp đỡ đứa em của mình khi nó không còn đủ sức bước tiếp.

Và cứ như thế, tôi đã yêu ngôi nhà này, tôi hạnh phúc vì mình là thành viên của đội, tôi sẽ cố gắng mang ngọn lửa của mình góp phần thắp sáng "ngôi nhà Lam Sơn". Đi theo tiếng gọi của tuổi trẻ, hãy sống hết mình vì cuộc đời này luôn mở cửa đón chúng ta. Có đi mới hiểu được niềm hạnh phúc của những con người khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, họ sống vì đam mê của tuổi trẻ, biến ước mơ của những bạn nhỏ vùng núi nghèo thành sự thật.

Trịnh Trang

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top