Lễ hội Đình Thi nơi lưu giữ những giá trị lịch sử văn hóa đặc sắc của dân tộc
19:52 24/04/2024
- Báo chí địa phương
Ngày 24/4, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) tổ chức lễ hội Đình Thi lần thứ V năm 2024. Dự buổi lễ có các đồng chí: Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; lãnh đạo huyện Như Xuân; các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa; các huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An cùng đông đảo nhân dân huyện Như Xuân và hàng nghìn du khách thập phương về với lễ hội.
Các đại biểu tham dự khai mạc lễ hội Đình Thi năm 2024
Theo sử sách ghi chép lại, Đình Thi thuộc địa bàn thôn Trung Thành, xã Yên Lễ nay thuộc khu phố Trung Thành, thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Đình Thi là nơi thờ danh tướng Lê Phúc Thành thời hậu Lê. Người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
Đồng chí Nguyễn Đức Đồng, Chủ tịch UBND huyện Như Xuân phát biểu
Sau khi đất nước khải hoàn, danh tướng Lê Phúc Thành được phong lộc điền ở làng Sẹt, giữ trọng trách quan lang về đây “khai sơn phá thạch” biến rừng cây rậm rạp và đầm lầy hoang vu thành xóm làng trù phú.
Đình Thi được xây dựng vào năm 1495, thời Lê sơ được nhân dân trong làng trông coi và thờ cúng quanh năm. Trải qua thời gian, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đình cũ đã bị hoang phế được tu bổ và xây dựng vào đầu thế kỷ XXI. Năm 2007, Đình Thi được tôn tạo và rước thần vị của danh tướng Lê Phúc Thành về thờ trên ngôi đình cũ. Trải qua các triều đại phong kiến triều đình Việt Nam đều có sắc phong cho danh tướng. Đình hiện còn lưu giữ hai sắc phong triều Nguyễn do vua Khải Định ban vào năm 1922 và vua Bảo Đại ban vào năm 1934.
Các tiết mục văn nghệ biểu diễn lại lễ hội
Các hoạt động phần lễ và phần hội đến nay đã được ngành văn hóa địa phương phục dựng lại và được tổ chức hằng năm trong 2 ngày, từ ngày 23- 24/4/2024. Phần lễ, gồm có các hoạt động dâng trâu, tế lễ, rước kiệu được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Phần hội sẽ diễn ra hoạt các hoạt động như: Cắm trại; hội thi văn nghệ; hội thi ẩm thực; trưng vày các đặc sản, sản vật, các hàng hóa, sản phẩm OCOP địa phương ở các xã, thị trấn trên địa bàn và nhiều hoạt động văn hóa quan trọng khác.
Các nghệ nhân tái hiện về tục cúng cơm mới của đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội, huyện Như Xuân đang phối hợp với các cấp, ngành có liên quan hoàn thiện hồ sơ khoa học lễ hội Đình Thi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Một số hình ảnh tại lễ hội Đình Thi:
Lê Thanh
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Nghệ An: Đại hội đại biểu Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (09:54 21/11/2024)
- Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, năm 2024 (08:56 21/11/2024)
- Trao Giải báo chí viết về giáo dục TP. HCM lần thứ 2 (06:31 20/11/2024)
- Nghệ An: Công bố Quyết định của Bộ Chính trị bổ nhiệm chức danh Bí thư Tỉnh ủy (04:10 17/11/2024)
- Tổng kết công tác thi đua Hội Nhà báo các tỉnh miền núi Tây Bắc năm 2024 (01:40 16/11/2024)