Kỳ tích của một con đường

Đó là Quốc lộ 16 - đi qua 10 xã của 3 huyện biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Con đường hoàn thành thực sự đã giúp đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế - xoá đói giảm nghèo. Cùng với việc đi lại thuận tiện, con đường còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội và giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới Việt - Lào.

Đi qua nhiều khu vực có địa phức tạp nên đơn vị quản lý phải thường xuyên khắc phục các sự cố về sạt lở. Ảnh Hồng Sơn  

Năm 2015, tỉnh lộ 543 được đầu tư xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bắt đầu từ km 190 giáp tỉnh Thanh Hoá, liên kết với QL48 tại ngã ba Phú Phương (xã Tiên Phong, huyện Quế Phong), nối với QL7 tại km204 và điểm cuối là km406 tại thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn). Cũng trong năm 2015, Quốc lộ 16 (QL16) hình thành khi Bộ GTVT quyết định nâng cấp tuyến đường nối các huyện tây Thanh Hoá với các huyện Tây Nghệ An. Dài 406km và nằm trên độ cao 1.500m so với mực nước biển, QL16 là tuyến đường biên giới quan trọng nối hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, liên kết các vùng trong khu vực biên giới. Đoạn qua tỉnh Nghệ An dài 206 km, nối hai tuyến QL7 và 48. Đi qua 10 xã vùng cao của 3 huyện miền núi Quế Phong, Tương Dương và Kỳ Sơn, là trung tâm nối các huyện 30A và các xã 135 miền Tây Nghệ An.

QL 16 hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua bán và trao đổi hàng hoá. Ảnh Hồng Sơn

Là khát vọng từ bao đời nay của người dân miền Tây xứ Nghệ. Nhiều bản làng vùng sâu, vùng xa nằm cheo leo trên sườn núi đã có đường ô tô đi vào tận nơi. Một số xã còn có điều kiện quy hoạch lại vùng dân cư và dần hình thành các điểm thương mại, dịch vụ. Nhiều loại nông sản có giá trị lớn như lợn - gà đen, bí, gạo… trước đây làm ra chủ yếu tự cung tự cấp nay được sản xuất nhiều hơn và trở thành hàng hoá. Ông Và Bá Tịnh - bản Huồi Cỏ (xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương) nhớ lại: Năm 2003, vừa đi bộ, vừa đi thuyền mất hai ngày mới ra đến trường THCS thị trấn Hoà Bình cho con nhập học, nay chỉ đi hết 4 giờ. Rồi 60 ha chanh leo bà con trồng cũng được thương lái vào tận nơi thu mua. Rồi Huồi Cỏ là bản biên giới đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới – điều mà người H’ Mông chúng tôi không bao giờ nghĩ tới.

Ông Kha Văn Long, chủ hộ buôn bán ở bản Xiềng Tắm (xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn) tâm sự: Khi QL 16 qua bản, gia đình tôi ra mặt đường buôn bán. Kinh doanh vật liệu xây dựng và các mặt hàng tạp hoá, chúng tôi còn tổ chức thu mua hàng nông sản, gia súc, gia cầm cho bà con trong bản và vùng sát biên giới. Nhờ làm ăn thuận lợi, gia đình ông làm được ngôi nhà trị giá cả tỷ đồng và mua thêm hai xe ô tô vận tải. Cả xã Mỹ Lý hiện có nhiều hộ dân làm dịch vụ, phát triển trang trại, đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ QL 16.

Nhiều bản có QL 16 đi qua đang dần trở nên sầm uất và trù phú. Ảnh Hồng Sơn

Trước đây từ thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) sang thị trấn Kim Sơn (huyện Quế Phong) và ngược lại phải đi mất 6 – 7 tiếng nay chỉ còn gần ba tiếng. Trên tuyến đường, đã hình thành nhiều khu dân cư nhà cửa khang trang với các điểm buôn bán hàng hoá nhộn nhịp và sầm uất. Đi lại thuận lợi đã giúp người dân có điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kỳ Sơn, Quế Phong đã hình thành nhiều mô hình sản xuất như chanh leo, gừng, chè Shan Tuyết, khu dược liệu…

Đồng chí Vi Hoè – Bí thư Huyện uỷ Kỳ Sơn cho biết: QL 16 rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của các huyện miền Tây Nghệ An. Đi qua 5 xã 135 của huyện và liên kết với các địa phương khác tạo điều kiện mở rộng các khu dân cư, các điểm thương mại, dịch vụ dọc tuyến đường này. Bên cạnh đó, huyện đang có chính sách kêu gọi các nhà đầu tư khai thác tiềm năng du lịch Kỳ Sơn đặc biệt là du lịch cộng đồng và du lịch mạo hiểm…

Hồng Sơn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top