Khối ngành Sức khoẻ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội tuyển 360 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa có thông báo tuyển sinh khối ngành sức khỏe, gồm các ngành: Y khoa, Dược khoa, Điều dưỡng và Răng- Hàm- Mặt năm 2023 với tổng chỉ tiêu dự kiến là 360.

Theo đó, ngành y khoa (Mã ngành: 7720101, chỉ tiêu năm 2023: 150) bao gồm các cán bộ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng của khoa Y là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ đã làm việc và nguyên là cán bộ quản lý, giảng viên của các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y dược Thái Nguyên, Học viện Quân y, Viện nghiên cứu Y dược học, Bệnh viện Trung ương và Hà Nội...

Đội ngũ giảng viên của Khoa đã nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý đào tạo, giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành Y khoa.

Về cơ sở vật chất, nhà trường có nhiều giảng đường học lý thuyết và 42 phòng thực hành được đầu tư trang thiết bị, mô hình hiện đại, chất lượng cao. Các cơ sở thực hành lâm sàng tại các Bệnh viện Trung ương và Hà Nội như: BV Việt Đức, BV Thanh Nhàn, BV Xanh Pôn BV Đức Giang, BV Phụ sản Hà Nội,...

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo bác sĩ Y khoa có y đức, có kiến thức và có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về Y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khỏe cá nhân, cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ.

Bác sĩ Y khoa sau khi tốt nghiệp có năng lực hành nghề và kỹ năng chăm sóc y khoa chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Sau 6 năm đào tạo, 101 sinh viên khóa đầu tiên đã được cấp bằng bác sĩ Y khoa.

- Sau tốt nghiệp, sinh viên đáp ứng yêu cầu, sẽ làm việc tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, các Trung tâm y tế, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực y tế cho xã hội trên cả nước.

- Sinh viên có thể học tiếp lên: Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc Bác sĩ chuyên khoa I, II (theo quy định đào tạo Sau đại học hiện hành của Nhà nước).

Tiết học thực hành Tiền lâm sàng sản khoa của sinh viên ngành Y - Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

Ngành Dược học (Mã ngành: 7720201, chỉ tiêu năm 2023: 100) được thành lập từ năm 2014. Khoa có trụ sở, giảng đường và các phòng thí nghiệm tại tòa nhà C, Cơ sở I (Vĩnh Tuy).

Từ năm 2015, Khoa Dược được Bộ GD & ĐT cho phép đào tạo ngành Dược Học trình độ đại học hệ chính quy (Quyết định số 5758/QĐ - BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2015). Khoa Dược có đội ngũ gần 40 cán bộ giảng dạy lý thuyết và thực hành là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên cao cấp, Tiến sĩ, Thạc sĩ... nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp và giảng dạy, nhiều năm đảm nhiệm các cương vị chủ chốt tại các cơ sở của ngành Dược.

Về cơ sở vật chất, Khoa Dược có hệ thống giảng đường với các thiết bị nghe nhìn hoàn chỉnh và 18 Phòng thí nghiệm chuyên ngành được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ việc học tập và thực hành cho sinh viên Dược khoa và sinh viên các ngành khoa học Sức khỏe ở bậc đại học và bậc sau đại học.

Chương trình này nhằm mục tiêu đào tạo Dược sĩ trình độ Đại học, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về Y dược học, có khả năng sản xuất thuốc, quản lý và cung ứng thuốc, quản lý chất lượng thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, đáp ứng chuẩn đầu ra của Dược sĩ đại học theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, quy định của Bộ Y Tế và đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký ban hành.

Về chương trình đào tạo, Đào tạo 05 năm theo Chương trình và Giáo trình được Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế ban hành và hình thức đào tạo tập trung, chính quy.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa Dược (Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) được cấp bằng Dược sĩ đại học.

Sinh viên ra trường có thể làm việc tại:

- Các nhà máy sản xuất thuốc, các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng.
- Các công ty cung ứng phân phối thuốc.
- Các trung tâm kiểm nghiệm thuốc.
- Khoa Dược tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện.
- Các cơ sở bán lẻ thuốc, cơ quan quản lý thuốc tuyến Trung ương, địa phương và các trường đào tạo Y, Dược.
- Sinh viên có thể học tiếp lên: Thạc sĩ, Tiến sĩ hoặc Dược sĩ chuyên khoa I, II

Tiết học thực hành Tiền lâm sàng sản khoa của sinh viên ngành Y - Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

Khoa Điều dưỡng (Mã ngành: 7720301, chỉ tiêu năm 2023: 50) được thành lập năm 2017, có trụ sở, giảng đường và các phòng thực hành tại nhà C cơ sở Vĩnh Tuy.

Đội ngũ chuyên gia chuyên ngành

Điều dưỡng trong nước và quốc tế thiết kế và đào tạo theo tín chỉ, dựa theo chuẩn năng lực điều dưỡng ASEAN.

Cơ sở vật chất gồm các giảng đường, phòng thực hành, đảm bảo tiêu chuẩn diện tích, ánh sáng Chất lượng trang thiết bị thực hành, đáp ứng đầy đủ việc dạy và học của chương trình đào tạo Điều dưỡng đại học.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo người điều dưỡng trình độ đại học có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và ý thức phục vụ nhân dân, có thái độ đúng đắn để thực hiện chăm sóc, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ nhân dân và hành nghề đúng pháp luật; có đủ trình độ tin học và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu hướng hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

Chương trình đào tạo điều dưỡng gồm 161 tín chỉ cần tích lũy trong đó có 153 tín chỉ học bắt buộc và 2 tín chỉ tự chọn, 3 chuyên ngành.

Thời gian đào tạo: 4 năm.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng.
- Làm việc tại các Bệnh viện công lập, tư nhân, Quốc tế tại Việt Nam.
- Làm việc tại các phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân, cơ sở chăm sóc sức khỏe gia đình và các Viện dưỡng lão.
- Làm việc tại các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng y tế.
- Làm việc tại các cơ sở y tế nước ngoài theo các chương trình hợp tác lao động như Nhật, Đức, Úc...
- Học tiếp ở trình độ trên đại học như Tiến sĩ Chuyên khoa I, Thạc sĩ trong và ngoài nước.

Trao bằng tốt nghiệp Đại học chính quy 2022 cho sinh viên ngành Y khoa, Dược khoa, Điều dưỡng - Trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội.

Khoa Răng Hàm Mặt (Mã ngành: 7720501, chỉ tiêu năm 2023: 60) được thành lập năm 2017 có trụ sở, giảng đường và cơ sở thực hành tại tòa nhà C, cơ sở Vĩnh Tuy của Trường (Số 29A, ngõ 124 Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tháng 2 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 529/QĐ-BGĐT cho phép trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội đào tạo Bác sĩ Răng Hàm Mặt hệ chính quy.

Đội ngũ giảng viên gồm các Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngày, giàu kinh nghiệm giảng dạy và điều trị tại các bệnh viện, đại học trong nước. Đã thực tập và nghiên cứu sau đại học tại nước ngoài như Mỹ, Đức, Pháp, Czech, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trung tâm thực hành tiền lâm sàng hiện đại được đưa vào giảng dạy cho sinh viên.

Cơ sở thực hành lâm sàng với hệ thống ghế nha khoa hiện đại, các thiết bị hỗ trợ điều trị và chẩn đoán hình ảnh tiên tiến. Labo nha khoa được trang bị dây truyền công nghệ và hệ thống CAD/CAM hiện đại.

Một số môn học được thực hành tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Hà Nội, Bệnh viện Đống Đa Hà Nội.

Xét tuyển học sinh đã tốt nghiệp THPT có nguyện vọng học để trở thành Bác sĩ Răng Hàm Mặt, có tổng số điểm thi các môn thi theo tổ hợp các môn xét tuyển:

- Toán, Vật lý, Hóa học
- Toán, Hóa học, Sinh học
- Toán, Vật lý, Sinh học
- Toán, Sinh học, Tiếng Anh

Điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo điểm sàn của Bộ GD&ĐT.

Thời gian đào tạo: 6 năm hệ chính quy theo chương trình và Giáo trình được Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế ban hành. Văn bằng sau tốt nghiệp: Bác sĩ Răng Hàm Mặt.

- Sau khi ra trường sinh viên có đủ trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để làm việc tại các Bệnh viện và phòng Khám chuyên khoa. - Có cơ hội tham gia các khóa đào tạo liên tục với các chuyên gia nước ngoài để không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức và tay nghề.

- Có cơ hội tiếp tục học lên các trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ để làm việc tại các trường đại học các viện nghiên cứu trong và ngoài nước.

Từ Hải

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top