Khoa Triết học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) kỷ niệm 60 năm thành lập

Ngày 26-11, tại Hà Nội, Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập (1962-2022). Tới dự lễ kỷ niệm có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng các thế hệ giảng viên, học viên, sinh viên Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Quang cảnh lễ kỷ niệm_Ảnh: Trung Kiên

Đọc diễn văn kỷ niệm, PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã ôn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Khoa Triết học; đồng thời nhấn mạnh: Từ khi ra đời đến nay, Khoa Triết học là bộ phận nòng cốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện. 

Thành lập ngày 16-1-1962, Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học các chuyên ngành lý luận Mác-Lênin. Trong suốt 60 năm qua, Khoa Triết học đã đào tạo được hàng nghìn cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học có trình độ cử nhân, hơn 200 thạc sĩ, hàng chục tiến sĩ triết học; tham gia bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ các cơ quan Trung ương và địa phương và đào tạo bậc đại học và sau đại học cho hàng chục nghìn nhà báo, biên tập viên và giảng viên lý luận chính trị. Nhiều học viên, sinh viên đã trở thành các nhà giáo, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí truyền thông; cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương và địa phương, có người trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Năm 2021, Khoa Triết học được công nhận là một trong 4 khoa đầu tiên đạt chuẩn chương trình quốc gia về đào tạo ngành Triết học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

PGS, TS Nguyễn Minh Hoàn, Chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đọc diễn văn kỷ niệm_Ảnh: Trung Kiên 

Hiện nay, Khoa Triết học đang thực hiện xây dựng nhóm mã ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị chất lượng cao nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị cho hệ thống các trường Đảng Trung ương, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đào tạo cán bộ ngành và bộ môn Mác-Lênin thuộc các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.  

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, các thế hệ cán bộ, giảng viên của Khoa Triết học đã có những đóng góp to lớn vào sự lớn mạnh chung của Học viện báo chí và Tuyên truyền nói riêng, cũng như với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, huấn luyện cán bộ của Đảng trong lĩnh vực lý luận chính trị, văn hóa-tư tưởng, báo chí truyền thông.

“Đúng với ý nghĩa là một trường Đảng có sứ mệnh tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu, phát triển, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các môn khoa học Mác-Lênin, trong đó Triết học với chức năng thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức và hoạt động thực tiễn, luôn đóng vai trò bộ phận cốt lõi trong chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện”, PGS, TS Phạm Minh Sơn khẳng định.

Đến nay, Khoa Triết học đã đào tạo được hơn 30 khóa cử nhân, trong đó đào tạo gần 30 cử nhân triết học cho nước bạn Lào. Từ năm 2009 đến nay, khoa đã đào tạo được 14 khóa cao học với gần 200 thạc sĩ. Bắt đầu từ năm 2021, Khoa Triết học thực hiện xây dựng đề án đào tạo giảng viên lý luận chính trị cho hệ thống các trường chính trị tỉnh trong cả nước. Đặc biệt, từ năm 2021, khoa đã được đào tạo tiến sĩ theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89) và đã tuyển sinh được nhiều nghiên cứu sinh người nước ngoài.  

Cùng với công tác đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được Khoa Triết học xác định là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều cán bộ, giảng viên được giao nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học cấp bộ, cấp Nhà nước. Hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu lớn trong và ngoài nước cũng được Khoa Triết học duy trì thường xuyên, đóng góp tích cực cho công tác đào tạo, nghiên cứu phát triển học thuật của khoa và học viện.

Nhiều công trình khoa học do cán bộ, giảng viên Khoa Triết học thực hiện đã được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín, đăng trên những tạp chí khoa học chuyên ngành có chỉ số ISSN, bài nghiên cứu khoa học quốc tế có chỉ số ISI, và nhiều báo cáo tại các hội thảo quốc tế, chủ biên sách quốc tế xuất bản tại nước ngoài như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc…. Đa số các công trình khoa học của giảng viên Khoa Triết học đã được xã hội hóa, làm tài liệu học tập, nghiên cứu trong lĩnh vực lý luận chính trị, triết học. Đặc biệt Khoa Triết học đã chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình trọng điểm cấp quốc gia mã số KX02/16-20: Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu tổng kết, đề xuất bổ sung, phát triển Chủ nghĩa Mác-Lênin - cấu phần quan trọng của nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới”, mã số: KX.02/16-20”; tên đề tài: Nghiên cứu tổng kết lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị và đề xuất bổ sung, phát triển vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới.

Với những thành tích đã đạt được trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, Khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2015), Huân chương Lao động hạng hạng Ba (năm 2006); bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (các năm 2012, 2014, 2020), Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top