Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Khát vọng nghệ thuật của một doanh nhân

Là một doanh nhân, nhưng trong tâm khảm của mình ông vẫn giành một góc tâm hồn cho nghệ thuật, đó là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng Lê Xuân Thơm.

Tổng giám đốc Lê Xuân Thơm tại buổi tuyển diễn viên, biên đạo múa ở TP. HCM

Với Tổng giám đốc Lê Xuân Thơm, nghệ thuật là điểm tựa tinh thần, là chất men để cuộc sống thêm hương nồng, là những khoảnh khắc thật đẹp giữa cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, vất vả. Nhưng lớn lao hơn, đó là tâm huyết của một người con đất Việt, với mong muốn, kỳ vọng mang đến món ăn tinh thần đặc sắc về nghệ thuật dân gian cho người dân và du khách khi đến thành phố biển Nha Trang. Nhà hát nghệ thuật dân gian Á Châu ( Dream Nha Trang) là đứa con tinh thần và chủ nhân là Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng Lê Xuân Thơm đã được ra đời như thế.

Cơ duyên thành lập  nhà hát chuyên biểu diễn múa

Mặc dù làm kinh doanh, nhưng trong ông vẫn có chất nghệ sĩ, ông luôn ấp ủ một mơ ước là xây dựng được một nhà hát nghệ thuật truyền thống để phục vụ du khách. Qua đó, vừa làm động lực thu hút du khách quốc tế, vừa quảng bá những nét văn hóa, nghệ thuật độc đáo của dân tộc đến với bạn bè trên khắp thế giới.

Ông đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, có lần mấy người bạn Nga đưa các thành viên người Việt Nam đi xem biểu diễn nghệ thuật dân gian Nga, xem xong buổi biểu diễn, ông nghĩ ngay đến những tác phẩm, nhạc cụ nghệ thuật độc đáo của Việt Nam như đàn bầu, sáo, các điệu múa của đồng bào vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Chăm, những tà áo dài và những điệu múa cung đình Huế. Ông thật sự ngạc nhiên khi không ít các đoàn nghệ thuật ở quốc gia khác như Thái Lan, Campuchia, Singapore… thường biểu diễn một vài điệu múa phục vụ khách Việt Nam như múa nón, hoa sen, biểu diễn áo dài… lúc ấy, trong ông dâng lên niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

Và, ông đã nảy sinh ra ý tưởng xây dựng đoàn nghệ thuật để phục vụ du khách và góp phần giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa truyền thống, độc đáo của dân tộc đến bạn bè thế giới; qua đó, đào tạo, truyền nghề cho thế hệ trẻ, góp phần giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, độc đáo, đậm bản sắc của dân tộc.

Ông bộc bạch: "Tôi có hàng chục năm sống xa quê, nhà hát này cùng chương trình Dream Nha Trang được hình thành từ niềm mơ ước của người con xa xứ luôn muốn được quay về quê hương. Tôi đặt tên doanh nghiệp là Hải Đăng cũng với ngụ ý về ánh sáng để con tàu giữa đại dương mênh mông có định hướng về”.

Tập luyện tiết mục múa sen

Chiêu hiền đại sĩ

Được sự đồng ý, hỗ trợ của UBND tỉnh Khánh Hòa, TP. Nha Trang, cũng như các ban ngành chức năng, đầu năm 2016, Tổng giám đốc Lê Xuân Thơm thực hiện ngay việc sửa chữa, nâng cấp hội trường Nhà Văn hóa Thiếu nhi (62 Thái Nguyên, TP. Nha Trang) thành Nhà hát với sức chứa 500 chỗ ngồi; đầu tư hệ thống trang thiết bị, âm thanh, ánh sáng hiện đại, hệ thống máy lạnh, phòng chống cháy nổ, chống sét…với kinh phí ban đầu lên đến gần 40 tỷ đồng, hiện đã cơ bản hoàn thiện.

Cùng với đó, ông mời người cộng sự đồng hương - TS, NSƯT Hoàng Minh Tâm - nguyên hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang về làm Giám đốc Nhà hát. Để Nhà hát có đủ nhân sự hoạt động, ông Tâm đã lặn lội về các địa phương, các trường, đoàn nghệ thuật trong cả nước tuyển được 34 diễn viên múa, 12 diễn viên khác, người mẫu và hàng chục nhạc công…kết hợp mời các nghệ sĩ, biên đạo múa nổi tiếng trong nước và quốc tế, các nghệ sĩ, đạo diễn hiện đang công tác tại các đoàn nghệ thuật nổi tiếng (trường múa Quốc gia, Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh…) về dàn dựng, biên đạo múa, tập luyện cho các diễn viên cũng như trực tiếp biểu diễn và truyền nghề cho các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát.

Để diễn viên toàn tâm, toàn ý tập luyện, gắn bó với Nhà hát lâu dài, ông đã tạo mọi điều kiện tốt nhất như hỗ trợ về nơi ăn, chốn ở, phụ cấp thanh sắc… với mức lương khởi điểm cao hơn so với mặt bằng chung của các nghệ sĩ, diễn viên khi mới ra trường.

Ông Lê Xuân Thơm chia sẻ thiện ý của mình: “Dân tộc, đất nước mình có một nền văn hóa, nghệ thuật hết sức độc đáo. Tôi xem đây là một tiềm năng, thế mạnh, một nguồn lực để thu hút du khách, phát triển du lịch… Hiện nay, du khách trên khắp thế giới đang chọn Việt Nam là điểm đến yêu thích. Chúng ta vừa tạo động lực thu hút du khách, kết hợp góp phần quảng bá văn hóa, nghệ thuật độc đáo về đất nước, con người Việt Nam và thông qua văn hóa là con đường ngắn nhất để các dân tộc, con người xích lại gần nhau hơn. Đồng thời quảng bá và khẳng định chủ quyền dân tộc”.

NSƯT, đạo diễn Hoàng Minh Tâm, Giám đốc Nhà hát cho biết thêm: “Những tiết mục do Nhà hát dàn dựng và các nghệ sĩ tên tuổi biểu diễn trong chương trình đầu tiên mang đậm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, các vùng miền của đất nước như biểu diễn đàn Bầu, đàn Tranh, Nhị (đàn cò), đàn Đá, sáo Trúc, đàn T’rưng… các điệu múa vùng đồng bào Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ, Cung đình Huế, múa dân tộc Chăm… 

Sắp tới, trong buổi biểu diễn đầu tiên nhà hát sẽ ra mắt các tiết mục như: Thời trang cung đình Huế với chủ đề “Duyên dáng Việt Nam”, các tiết mục múa “Hồn Việt”, “Hoa Sen” - quốc hoa Việt Nam, “Múa rối nước”, Múa nón – “Huế thương”, múa Chàm – “Niềm tin tháp cổ”, múa “Thiên thủ Quan âm” – văn hóa tín ngưỡng Phật giáo, múa “Trống cơm”, múa ô – “Du xuân”… Các tiết mục độc tấu Sáo – “Lý hoài Nam” (Nhớ Miền Nam), “trên đường chiến thắng”, “vung roi thúc ngựa” của nghệ sĩ Hoàng Anh – giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam; độc tấu đàn Bầu - “Cung đàn Đất Nước”, “Vì miền Nam”, “Nhịp cầu quê hương” của NSND Hoàng Tú (Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, Hà Nội); độc tấu đàn Nguyệt – “Quê hương ngày mới” của nghệ sĩ Việt Hồng (Dàn nhạc dân gian, dân tộc Châu Á), độc tấu đàn Tranh – “Sang Xuân”, “Xuân quê hương” của NSUT Mai Nga - giảng viên Học viện Âm nhạc Huế, độc tấu đàn Nhị - “Kể chuyện ngày mùa”, “Khúc nhị hành” của NS Trần Xâm – giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam…

Ngoài ra, chương trình còn có sự tham gia của một số nghệ sĩ tên tuổi khác như NS Thanh Linh, Hải Dương, Thanh Trúc, NSUT Hữu Lai, Thanh Tú…

Tiêu chí Dream Nha Trang hướng đến

Ông Xuân Thơm thẳng thắn chia sẻ trăn trở của mình: "Hiện có rất nhiều thông tin sai lệch về địa lý và lịch sử Việt Nam, nhất là về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi muốn thông qua các vở múa được biên đạo và dàn dựng chuyên nghiệp nói về chủ đề này, để khách du lịch nước ngoài hiểu thêm về lịch sử văn hoá và đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Đây cũng là mong muốn khi tôi quyết định đầu tư xây dựng nhà hát này để truyền tải thông điệp về chủ quyền dân tộc".

Thông qua các vở múa còn giới thiệu đến du khách văn hoá, nếp sinh hoạt của người Việt xưa và nay. Linh hồn của nghệ thuật múa còn mang đậm những tinh tuý của văn hoá dân gian và lịch sử Việt Nam. Vì trong một vở múa có câu chuyện được kể bằng động tác hình thể kết hợp với âm nhạc mà bất kỳ ai xem cũng có thể hiểu được. Vì vậy, về lâu dài, Nhà hát sẽ chú trọng xây dựng những tiết mục mang đậm nét văn hóa của đồng bào nơi đại ngàn Trường Sơn, Tây Nguyên cùng những miền đất khác.

Bên cạnh đó, Dream Nha Trang còn dành một không gian biểu diễn nghệ thuật cho các em thiếu nhi có năng khiếu trong các bộ môn nghệ thuật – Đây cũng là một cách thúc đẩy lớp kế cận, những người đóng vai trò quyết định giúp lưu truyền các bộ môn nghệ thuật dân tộc. 

Chuẩn bị cho sự ra đời, hoạt động ổn định, lâu dài và phát triển của Nhà hát, ông Thơm đã đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều đối tác để ký kết, thống nhất việc đưa Nhà hát vào một trong những điểm dừng chân trong tour du lịch, khám phá vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa. “Hiện nay, du khách trên khắp thế giới đang chọn Việt Nam là điểm đến, vì vậy, việc đưa nghệ thuật dân tộc trở thành một nguồn lực để phát triển du lịch là điều nên làm".

Hiện tại một vấn đề đang tồn tại trong lĩnh vực du lịch tại miền Trung là việc có nhiều các hoạt động giải trí nhưng không thực sự mới lạ. Dream Nha Trang ra đời vừa là cách giải trí mới trong mắt du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, vừa mang văn hóa Việt Nam truyền bá đến với bạn bè quốc tế. Họ không còn bị nhàm chán khi du lịch đến Việt Nam với suy nghĩ chỉ có biển. Đây cũng là một cách giữ chân họ với mảnh đất Việt Nam lâu hơn. Nhà hát Nghệ thuật Dân gian Á Châu tại Nha Trang đã chính thức có buổi biểu diễn đầu tiên vào trung tuần tháng 9 này. 

Như vậy, từ ý tưởng đã thành hiện thực, là một doanh nhân nhưng vẫn làm được nghệ thuật. Không gì là không thể, miễn là có ý chí. Một sự “lấn sân” rất đáng yêu và đáng trân trọng. Tin rằng, Nhà hát sẽ là “mái nhà chung” của nghệ sĩ lĩnh vực múa, để giới thiệu với du khách nước ngoài văn hoá, lịch sử Việt Nam thông qua loại hình nghệ thuật không cần... phiên dịch

Thanh Bình

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top