Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Khai mạc Trưng bày chuyên đề và giới thiệu bộ phim tài liệu đầu tiên về Hội Nhà báo Việt Nam

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức khai mạc buổi Trưng bày chuyên đề và giới thiệu bộ phim tài liệu đầu tiên về Hội Nhà báo Việt Nam: “Một đội ngũ cách mạng, một sứ mệnh vẻ vang”. Triển lãm sẽ kéo dài từ 23/12/2021 đến ngày 06/01/2022.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam:

Các đại biểu cắt băng khai trương buổi trưng bày. 

Triển lãm giới thiệu về quá trình lịch sử vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo đã đồng hành cùng dân tộc, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Ở phần đầu tiên, triển lãm sẽ giới thiệu về Bác Hồ “Người sáng lập, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam” và Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời ngày 15/4/1865, mở ra trang đầu cho sự phát triển của báo chí nước nhà.

Tờ báo nhằm trang bị lý luận, huấn luyện cán bộ, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đó Người đã sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng thời xuất bản Báo Thanh Niên. Tờ báo ra số đầu vào ngày 21/6/1925, phá vỡ thế độc quyền báo chí của thực dân Pháp, khai sinh dòng báo chí cách mạng Việt Nam.

Ở nội dung tiếp theo, ban tổ chức sẽ giới thiệu về quá trình vận động thành lập và những tổ chức tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam, giai đoạn năm 1925-1945 với bước phát triển vượt bậc.

Ngày 27/12/1945, tại Hà Nội, Đoàn Báo chí Việt Nam ra đời ngay khi nước nhà vừa giành được độc lập. Hai năm sau, Đoàn Bảo chí Kháng chiến được thành lập, tập hợp báo giới trong một đoàn thể cứu quốc thống nhất, có tổ chức chặt chẽ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh.

Ngày 21/4/1950, Hội Nhà báo Việt Nam chính thức ra đời, với tên gọi ban đầu là Hội Những người viết báo Việt Nam. Nhà báo Xuân Thủy làm Hội trưởng, là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội.

Tiếp đó, triển lãm cũng điểm lại hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và báo chí Việt Nam trong cuộc cách mạng và kháng chiến chống Pháp; Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước; Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới…

Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc trưng bày.

Phát biểu khai mạc tại buổi trưng bày, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Một số hiện vật tiêu biểu tại triển lãm bao gồm: Sổ tay ghi chép của nhà báo Nguyễn Tường Phượng; bộ ký giả của nhà báo Xuân Thủy sử dụng tại Đại hội lần thứ II năm 1959; bộ bàn ghế mây của nhà báo Hoàng Tùng; áo trấn thủ của Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân Trần Công Mân do đồng nghiệp từ Bulgaria tặng; tài liệu họp báo quốc tế của phái đoàn Việt Nam tại Paris thời kỳ 1968-1973...

“Cùng với các hiện vật gốc về Hội Nhà báo Việt Nam trong 7 thập kỷ hình thành và phát triển, các hội viên, nhà báo và công chúng cả nước sẽ có dịp ôn lại những chặng đường lịch sử của đất nước, của báo chí nước nhà, qua đó hiểu hơn về những năm tháng làm báo gian nan, vất vả, nhiều mất mát, hy sinh nhưng cũng đầy vinh quang và tự hảo của các nhà báo lớp trước,” ông nói.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 6/1/2022 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Các đại biểu thăm quan trưng bày

Tại Triển lãm Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng giới thiệu bộ phim tài liệu dài 30 phút lần đầu tiên về Hội Nhà báo Việt Nam đã được Bảo tàng Báo chí Việt Nam hoàn thiện. Bộ phim  giới thiệu về quá trình lịch sử vẻ vang của Báo chí cách mạng Việt Nam, đội ngũ người làm báo đã đồng hành cùng dân tộc, đã có nhiều đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.