Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân với triển lãm “Nhà báo vẽ”

Ngày 3/3, tại Hà Nội, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Nhà báo vẽ” cùng bộ sưu tập tranh áp phích chống dịch Covid-19 của tác giả, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Nhà báo Lê Quốc Minh tặng hoa chúc mừng nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Triển lãm "Nhà báo vẽ".

Từ tháng 4/2021, trong thời gian điều trị bệnh tai biến và cách ly do đại dịch Covid-19, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã quyết tâm thực hiện chương trình hành động “Cách ly dịch nhưng không cách ly bút”.

Ông say mê viết văn, viết báo, in sách, giảng dạy trực tuyến… và đặc biệt yêu thích vẽ chân dung các đồng nghiệp, bởi thế đã có khoảng 400 bức chân dung ra đời. Tranh áp phích tuyên truyền chống dịch của ông đã được một số báo, đài và tạp chí in làm trang bìa và giới thiệu trân trọng.

Nhà thiết kế Minh Hạnh đã đem các họa tiết chống dịch này in trên các mẫu áo dài thời trang và ra mắt công chúng giữa năm 2021. Dù vẫn còn mang tính chất nghiệp dư, song tranh của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được nhiều người xem ghi nhận và đánh giá cao bởi có phong cách và đậm tính thời sự, đồng thời toát lên niềm lạc quan, bản lĩnh và tình cảm sâu sắc của một nhà báo trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách có phần nghiệt ngã nhất.

Phát biểu khai mạc triển lãm, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết: Là cây bút phóng sự nổi bật trong làng báo Việt Nam hơn 40 năm qua, Tôi biết đến anh Huỳnh Dũng Nhân đã rong ruổi khắp các tỉnh thành của Việt Nam và kể lại nhiều câu chuyện, mảnh đời, nhiều trăn trở xã hội với ngòi bút trữ tình, hóm hỉnh, sâu sắc và thấm đậm tình nhân văn.

Anh là con trai nhà báo Huỳnh Hùng Lý, một nhà báo có tên tuổi công tác tại Báo Nhân Dân Miền Nam từ năm 1952, rồi tập kết ra Bắc và làm ở Báo Nhân Dân…, Bản thân anh Huỳnh Dũng Nhân cũng lớn lên trong khu tập thể cán bộ Báo Nhân Dân tại Hà Nội, đội mũ rơm đi học chữ và học vẽ dưới bom đạn Mỹ. Anh là người nhiệt tình trong công tác hội, nhiệt tình với hoạt động bảo tàng.

Nhà báo Lê Quốc Minh khẳng định: Ngoài tài năng làm báo, làm thơ, viết sách…, hôm nay chúng ta còn được thấy một tài năng khác của anh, đó là tài năng hội họa. Ngắm nhìn những bức ảnh bức vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, chân dung các nhà báo tên tuổi và chân dung các đồng chí đồng nghiệp, những người bạn của anh, chúng ta thấy được tình cảm của anh gửi gắm trong đó.

Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Chúng ta còn được ngắm những bức tranh áp phích tuyên truyền chống dịch đậm tính thời sự, những bức vẽ toát lên niềm lạc quan, bản lĩnh và tình cảm sâu sắc của một nhà báo trong những hoàn cảnh khó khăn thách thức khắc nghiệt, đặc biệt là trong thời gian tác giả bị tai biến và cách ly do đại dịch Covid-19. Khi gặp trọng bệnh, anh đã vượt lên hoàn cảnh lựa chọn cách sống tích cực, lạc quan và luôn vươn lên trong cuộc sống.

Thế giới màu sắc của Huỳnh Dũng Nhân là thế giới tình cảm, nhân văn, là hướng tới cái đẹp và tình yêu thương con người càng thấy rõ anh tha thiết yêu nghề, yêu người, khi cầm bút lẫn khi cầm cọ.

Quang cảnh buổi khai mạc triển lãm

Lễ khai mạc triển lãm "Nhà báo vẽ" và giới thiệu bộ sưu tập áp phích chống dịch Covid  thu hút nhiều công chúng, nhà báo, cả những người yêu tranh.

Sự kiện Triển lãm “Nhà báo vẽ” diễn ra ngày 3/3/2022 – đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 67 của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Toà nhà Hội Nhà báo Việt Nam - Lô E2, đường Dương Ðình Nghệ, P. Yên Hòa. Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Sự kiện diễn ra nhằm chào mừng Ðại hội lần thứ XI, HNBVN thành công tốt đẹp và mở đầu các hoạt động chào mừng kỷ niệm 72 năm thành lập HNBVN (21/4/1950 – 21/4/2022). Triển lãm gồm 2 cụm, cụm 1 là 100 bức Chân dung nhà báo; Cụm hai gồm bộ sưu tập Tranh áp phích chống dịch và Mẫu áo dài thời trang họa tiết chống dịch của Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và Nhà thiết kế Minh Hạnh thực hiện trong năm 2021. Trưng bày được mở cửa từ ngày 3/3/2022 đến hết 15/3/2022.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top