Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hoạt động ngoại khoá - phương pháp giáo dục truyền thống cho trẻ

21:22 11/02/2023 - Văn hóa xã hội
Trong không khí cả nước đón Xuân mới, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới. Được sự đồng ý của phòng GD&ĐT quận Hà Đông, ngày 10 tháng 2 năm 2023, trường Tiểu học Văn Yên phối hợp cùng ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức Hội chợ Xuân Quý Mão 2023 và liên hoan các trò chơi dân gian. Về tham dự cùng với các thầy giáo, cô giáo là hơn 3.000 các học sinh trường Tiểu học Văn Yên.

Nét đẹp văn hoá truyền thống nơi hội chợ Tết

Hằng năm, cứ vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, một số trường học lại tổ chức lễ hội truyền trống để giáo dục trẻ nhỏ biết về văn hoá truyền thống. Hôm nay, trên địa bàn Hà Đông, Trường Tiểu học Văn Yên tổ chức các hoạt động trải nghiệm vui xuân nhằm giáo dục đến học sinh về những giá trị tốt đẹp của ngày Tết truyền thống. Thông qua các hoạt động như thế này, dạy cho các con biết về ý nghĩa ngày Tết, về cách ứng xử văn minh khi nhận quà, biết bảo vệ môi trường, cũng như biết cách bán hàng và đặc biết các em đã được hiểu về nét đẹp Tết truyền thống của dân tộc. Những tiết mục chủ đạo hướng về Tết xưa đã tái hiện không gian văn hóa, ẩm thực, phong tục Tết cổ truyền, mang đến cho học sinh những hoạt động trải nghiệm thú vị về phong tục tập quán và nét đẹp văn hóa dịp Tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

Toàn cảnh Hội chợ Xuân tại trường Tiểu học Văn Yên, Hà Đông, Hà Nội_Ảnh: PV

Cô Phương Thị Thìn, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết thêm: “Thông qua hoạt động ngoại khoá như vậy, cũng sẽ là cơ hội rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đó là kĩ năng mua, bán, giao tiếp, ứng xử khi tham gia các hoạt động xã hội. Đối với các em học sinh Tiểu học còn được rèn kĩ năng sử dụng và quản lý đồng tiền, lên kế hoạch kinh doanh ở mức độ cơ bản và quan trọng nhất là phải biết thương yêu, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Thông qua không gian tết như: phiên chợ quê, các gian hàng ẩm thực Tết Việt… Việc này giúp các em có cơ hội được trải nghiệm, mắt thấy, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hoá truyền thống… Với sự chuẩn bị công phu của các thầy, cô giáo, và các em học sinh. Đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, đây sẽ là sân chơi bổ ích và lý thú cho các em học sinh trường TH Văn Yên ”

Các Thầy/Cô Ban Giám hiệu Nhà trường tại hội chợ Xuân_Ảnh: PV

Cô giáo lớp 2A5, trường Tiểu Học Văn Yên chia sẻ: “Đây là hoạt động thường niên của trường được tổ chức mỗi dịp Tết đến, Xuân về nhằm giáo dục, khuyến khích học sinh tôn trọng và giữ gìn bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam; Đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, phát huy tính sáng tạo và năng lực của học sinh; Tăng tình đoàn kết, yêu thương giúp đỡ giữa lẫn nhau. Hàng năm nhà trường thường tổ chức hoạt động hội chợ Xuân đầu năm, các con rất háo hức trong từng hoạt động trải nghiệm của hội chợ như: tham gia viết thư pháp cùng các ông đồ, tự tay các em bán hàng, mua hàng để mang về biếu ông bà, cha mẹ… với các em học sinh ở thành phố thì cơ hội để được thấy ông bà, bố mẹ trải nghiệm với Tết là rất ít. Vì vậy, thông qua hoạt động dạy học sinh có trải nghiệm thú vị để giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong dịp Tết đến, Xuân về”.

Cô giáo cùng các em học sinh 2A5 chuẩn bị đón khách đến thăm quan gian hàng_Ảnh: PV

Em Trung Anh lớp 2A5 Tiểu học Văn Yên chia sẻ: “Năm nào em cũng mong được mẹ cho đi chợ Tết để cảm nhận không khí ngày Tết… Nhưng năm nay là năm đầu tiên em được tham gia hội chợ xuân tại trường, chúng em được vui chơi thỏa thích cùng các bạn. Em thấy hội chợ Xuân như thế này, giúp em biết thêm về những nét đẹp văn hóa trong dịp Tết, em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng bố mẹ”.

Đặc biệt, các em học sinh tỏ ra vô cùng hào hứng với công việc làm bánh, bán hàng, làm trại, lặn tò he…. Nhiều em chia sẻ, đây là lần đầu tiên các em được tự tay làm một thứ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến thành phẩm.

Các em học sinh thích thú, vui tươi khi thăm quan và tự tay mua món quà cho mình_Ảnh:PV

Em Khánh An, học sinh lớp 4A1, Trường Tiểu học Văn Yên chia sẻ: “4 năm học tại trường, hai năm do dịch Covid-19, chúng em không có những buổi ngoại khoá như thế này. Năm nay, chúng em được trải nghiệm nhiều chương trình bổ ích, hiểu biết hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Đặc biệt, chúng em được tự tay làm món ăn và đi bán hàng. Em mong năm nào nhà trường cũng tổ chức hoạt động vui vẻ, bổ ích này để chúng em có cơ hội được trải nghiệm, được gắn bó, chia sẻ với nhau nhiều hơn”.

Cô trò cùng trải nghiệm trò chơi giân gian tại hội chợ Xuân Quý Mão 2023_ Ảnh: PV.

Chị Hoa – Phụ huynh học sinh chia sẻ: “Đây là hoạt động trải nghiệm mới mẻ và ý nghĩa, tạo không gian để các con vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng. Đồng thời giáo dục cho các con những không gian văn hoá truyền thống của dân tộc. Trong buổi trải nghiệm này, các con được cùng ông Đồ viết thư pháp, được bày mâm ngũ quả hay chơi các trò chơi dân gian ngay tại trường. Từ đó, giúp các em hiểu hơn giá trị văn hóa truyền thống về Tết xưa”.

Cô giáo tham gia cùng các con trải nghiệm tại gian hàng 4A1, 4A2 của hội chợ Xuân_Ảnh:PV

Cô Nguyễn Thị Huyên – Giáo viên chủ nhiệm lớp 4A2 cho biết: “Hội chợ Xuân đã tổ chức được một vài năm trước, sau đó dịch bệnh nên không tổ chức, các con rất háo hức mong đợi được nhà trường tổ chức những ngày như vậy, qua đó các con được trải nghiệm không gian chợ Tết xưa, biết cách chi tiêu, và học cách bảo vệ môi trường, đối với các bậc phụ huynh, thì đây cũng là dịp để các phụ huynh gần gũi chia sẻ trải nghiệm cùng các con, các bậc phụ huynh rất nhiệt tình tham gia ủng hộ hoạt động này”.

Chị Huyền - phụ huynh lớp 2A5 chia sẻ: “Sau 2 ngày dựng trại và cho các con trải nghiệm bán hàng mệt, nhưng các con và phụ huynh rất vui. Nhà trường tổ chức Hội chợ là để các con được trải nghiệm mua bán và vui chơi thoả thích, vì đây cũng là lần đầu các con và đại diện ban phụ huynh lớp được trải nghiệm…”.

Trường Tiểu học Văn Yên, nỗ lực hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra

Năm học 2021-2022, toàn quận Hà Đông có 137 trường, trong đó có 97 trường công lập, 40 trường tư thục, với 2.867 nhóm lớp, 110.082 học sinh. Năm học này là năm thứ hai triển khai Chương trình GDPT 2018, tuy nhiên dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của ngành. Ngành GDĐT quận xác định nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2021-2022 là: Vừa chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp ứng phó với đại dịch Covid-19, vừa phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ năm học, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo. Toàn Ngành đã tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng GDĐT.

Toàn Ngành đã nỗ lực thực hiện thành công “mục tiêu kép": Vừa phòng chống dịch vừa tổ chức dạy tốt, học tốt. Các nhà trường đã triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh không đến trường, bảo đảm học sinh được tiếp nhận đầy đủ kiến thức của chương trình năm học, duy trì nền nếp, chất lượng giáo dục. Những năm học gần đây, vào những ngày đầu năm mới, nhiều đơn vị trường học từ bậc mầm non đến THPT đã tổ chức cho học sinh chương trình trải nghiệm với chủ đề Hội chợ Tết cổ truyền dân tộc với nhiều hình thức. Các hoạt động truyền thống được tái hiện như: Hội chợ Xuân, gói bánh chưng, bán hàng, thi cắm trại, tổ chức các trò chơi dân gian, vẽ biểu diễn văn nghệ, tái hiện phiên chợ quê ngày tết… được các trường quan tâm tổ chức, cho học sinh  và cả các bậc phụ huynh tham gia.

Trong 2 năm học 2020 - 2022, năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, trường Tiểu học Văn Yên, Hà Đông, Hà Nội đã trở thành điểm sáng của giáo dục Hà Đông nói riêng, Thủ đô nói chung. Ngôi trường 30 năm tuổi trở thành “điểm hẹn” ươm mầm tri thức cho học sinh.

Cô Phương Thị Thìn, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 - 2023, nhằm mục đích giáo dục học sinh, tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, tổ chức hội chợ xuân sẽ là một trong những  phương pháp tuyên truyền cho cộng đồng và giáo dục học sinh về truyền thống quí báu của dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và cũng là nơi để học sinh có dịp rèn luyện, thể hiện tài năng văn nghệ và thông qua đó tạo cho các em sự tự tin, có thêm động lực học tập tốt, thêm gắn bó với trường, lớp. Qua đó cũng tạo sân chơi vui vẻ để học sinh làm quen với bản sắc văn hóa dân tộc, bồi đắp vốn hiểu biết về văn hóa của dân tộc Việt Nam với khung cảnh hội chợ và những trò chơi dân gian, các món đồ lưu niệm…”

Việc giáo dục cho học sinh về truyền thống văn hóa ngày tết cổ truyền của dân tộc là một hoạt động ý nghĩa, giúp các em thêm trân trọng, yêu quý văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua tìm hiểu, được biết, hằng năm, Sở GD&ĐT yêu cầu, khuyến khích các trường từ bậc mầm non đến THPT linh hoạt lồng ghép việc giáo dục truyền thống, trong đó có việc giáo dục ý nghĩa ngày Tết cổ truyền vào các môn học hay hoạt động ngoại khóa trong nhà trường đến học sinh là việc hết sức cần thiết.

Được sự quan tâm đầu tư của UBND quận Hà Đông và sự đồng hành, hỗ trợ của phụ huynh học sinh, Tiểu học Văn Yên đã, đang và sẽ dần đổi mới phương pháp dạy và học, phục vụ dạy học đầy đủ cho học sinh. Điều đó cũng là động lực vô cùng to lớn để Ban Giám hiệu cũng như toàn thể các giáo viên trong trường xác định phải luôn đổi mới trong các phương pháp giáo dục để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của ngành giáo dục trong thời đại mới, việc tổ chức hội chợ này cũng là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cho trẻ ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Một mùa xuân mới đang về trên mọi miên đất nước, mặc dù sau hơn 2 năm ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với tình yêu mến trẻ, việc đa dạng hóa các hình thức, nội dung giáo dục truyền thống về chủ đề Tết Việt vẫn đã và đang được các thầy cô nhà trường Văn Yên triển khai một cách phù hợp, linh hoạt. Thông qua đó, học sinh có thêm cơ hội được hiểu biết, học hỏi, khám phá để từ đó có ý thức gìn giữ, phát huy tốt hơn những giá trị trong tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Một số hình ảnh hoạt động của hội chợ Xuân 2023 tại trường Tiểu học Văn Yên:

Các em nhỏ trải nghiệm cùng Thầy đồ viết thư pháp_Ảnh: PV

Các em nhỏ diện trang phục đẹp chơi hội chợ Tết_Ảnh: PV

Những kỷ niệm khó quên của các em học sinh trong những ngày trải nghiệm_Ảnh: PV

Anh Tuấn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top