Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hòa Bình: Triển khai nhiều giải pháp phù hợp để vận động người dân bảo hiểm xã hội

Với đặc thù là tỉnh miền núi, phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) điều kiện kinh tế còn khó khăn, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều giải pháp phù hợp để vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Nhờ cách làm linh hoạt, thiết thực, chủ trương, chính sách quan trọng về an sinh xã hội này đã dần phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc phát biểu tại buổi làm việc với BHXH tỉnh.

Theo thống kê của BHXH tỉnh Hòa Bình, từ đầu năm đến nay, các chỉ tiêu bao phủ BHXH trên địa bàn cơ bản ghi nhận sự tăng trưởng. Tính đến ngày 30.6, số người tham gia BHXH là 91.386 người, đạt 20,37% lực lượng lao động trong độ tuổi, (tăng 7.051 người so với năm 2020). Tuy còn thấp so với tỷ lệ bao phủ BHXH bình quân toàn quốc, song đây cũng là con số đáng ghi nhận đối với địa phương có đặc thù kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn như Hòa Bình.

Để có được những kết quả khả quan trên, ngành BHXH Hòa Bình đã thường xuyên, nghiêm túc, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, ngành để triển khai trách nhiệm, hiệu quả, quyết liệt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Đối với BHXH các huyện đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành tại địa phương tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường thực hiện các giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về BHXH. 

Đặc biệt, trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện đặc thù của địa bàn, BHXH tỉnh đã triển khai đa dạng, linh hoạt các giải pháp phù hợp nhằm vận động người dân tham gia. Nhất là đổi mới phương pháp, hình thức truyền thông, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Giai đoạn 2020 - 2023, BHXH tỉnh đã tham mưu ban hành 27 văn bản và phối hợp các sở, ban, ngành ban hành 22 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHXH. Đồng thời, phối hợp tổ chức 1.508 hội nghị tuyên truyền tập huấn, tư vấn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo… về chính sách BHXH với sự tham gia của 85.126 lượt người.  

Đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên ngành BHXH tỉnh đã phối hợp với các già làng, trưởng bản, tổ trưởng, bí thư các xóm, xã trong tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện. Đây là cách làm hiệu quả, phù hợp với tập quán sinh hoạt mang tính chất cộng đồng ở vùng đồng bào DTTS, trình độ dân trí không đồng đều. Qua đó, giúp người dân địa phương dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách, nâng cao ý thức chấp hành về pháp luật BHXH.

Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Ngọc Sơn chia sẻ: toàn ngành đã tập trung tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị, lợi ích của việc tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện; những thiệt thòi khi người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần. Từ đó, nâng cao nhận thức và sự chủ động các doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy phát triển và duy trì bền vững người tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Thực tế hiện nay, tỷ lệ lực lượng lao động tham gia BHXH thấp; tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH vẫn còn xảy ra. Trong các doanh nghiệp, hiện tượng chiếm dụng quỹ BHXH, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn là vấn đề bức xúc, ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các văn bản chính sách ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm; nhận thức của người lao động và nhân dân về BHXH còn chưa đầy đủ, tâm lý vẫn còn trông chờ nhà nước hỗ trợ.

Tại buổi khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH giai đoạn 2020 - 2023 của Đoàn ĐBQH tỉnh mới đây, nhiều ý kiến đề nghị, Quốc hội, Chỉnh phủ sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách về BHXH; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm tự nguyện. Một số đại biểu cũng kiến nghị, HĐND, UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các sở, ngành tham mưu xây dựng trình HĐND xem xét Đề án trình hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện từ ngân sách địa phương cho đối tượng là người nghèo, người cận nghèo và các đối tượng khác sinh sống trên địa bàn tỉnh; tăng cường đề xuất giải pháp phát triển người tham gia BHXH để đạt được mục tiêu bao phủ BHXH; đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách BHXH; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi trốn đóng, nợ đóng và gian lận, trục lợi BHXH

Theo Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Bích Ngọc, BHXH tỉnh cần tiếp tục vận động, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là việc tham gia BHXH tự nguyện. Đặc biệt, phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, BHYT... Cùng với đó, tăng cường nắm địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thanh tra - kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội quan trọng này.  

Trần Tâm

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top