HDBank: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm vượt 5.300 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 của HDBank (mã chứng khoán HDB) ghi nhân lợi nhuận trước thuế đạt 5.304 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ và hoàn thành 54% kế hoạch năm. Đáng chú ý, thu thuần từ dịch vụ riêng lẻ tăng trên 113%, tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%.

Báo cáo tài chính của HDBank nhấn mạnh, tiếp nối kết quả tích cực của quý đầu năm, trong quý II, toàn bộ các chỉ tiêu kinh doanh của HDBank đều tăng trưởng cao cả về quy mô và chất lượng. Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 5.582 tỷ đồng, tăng 31,2% so với cùng kỳ quý II-2021. Lợi nhuận trước thuế quý II đạt 2.776 tỷ đồng, tăng 32,6% so với cùng kỳ. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động đạt 10.704 tỷ đồng, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nhập thuần từ lãi tăng 25,8%, thu nhập ngoài lãi tăng 32,6%. Đặc biệt, mảng kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) và các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục khởi sắc mạnh mẽ với thu nhập thuần gấp hai lần cùng kỳ.

Thành quả trên có được là bởi ngân hàng quản trị hiệu quả chi phí, đồng thời ứng dụng công nghệ số để gia tăng năng suất lao động và quản trị rủi ro, giúp chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm chỉ tăng 19,4% so với cùng kỳ. Hệ số chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động cải thiện ở mức 37% từ mức 39,4% cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lãi ròng trên vốn chủ sở hữu (ROAE) và lãi ròng trên tài sản (ROAA) đạt lần lượt 25,6% và 2,24%, đều cao hơn cùng kỳ năm trước.

Các chỉ tiêu an toàn hoạt động được đảm bảo ở mức tốt với hệ số an toàn vốn CAR (chuẩn Basel II) đạt 14,9%, mức cao dẫn đầu toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ chỉ 0,93%, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu riêng lẻ đạt mức an toàn cao 109%.

Hiện HDBank đang triển khai kế hoạch tăng vốn được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua phát hành hơn 503 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, với tỷ lệ phân phối 25%. Khi hoàn tất, vốn điều lệ sẽ tăng từ 20.273 tỷ đồng lên 25.303 tỷ đồng.

Việc tái đầu tư lợi nhuận tích lũy cho hoạt động kinh doanh giúp HDBank có thêm nguồn lực cho các kế hoạch tăng trưởng cao và gia tăng lợi nhuận theo chiến lược được cổ đông phê duyệt.  

Tại ngày 30/6/2022, tổng huy động vốn đạt trên 340 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng hợp nhất đạt trên 245 nghìn tỷ đồng, tăng 14,8% so với thời điểm ngày 31/12/2021. Khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, các chuỗi cung ứng và phân phối, kinh tế hộ gia đình, tiểu thương, các chương trình tín dụng xanh được HDBank ưu tiên cấp tín dụng.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh tích cực, HDBank còn luôn chú trọng thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng. Ngân hàng phối hợp cùng Báo Tuổi trẻ và các ngân hàng triển khai “chợ phiên” không tiền mặt dành cho công nhân, giúp mọi người được trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt, mở tài khoản thanh toán trực tuyến.

Đồng thời, HDBank còn đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, tri ân các gia đình có công với cách mạng, hỗ trợ các địa phương miền Trung bị ảnh hưởng bởi bão lũ, trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó.

Kết quả hoạt động tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm cho thấy năng lực triển khai hiệu quả và quyết tâm cao của HDBank trong chuyển đổi số để gia tăng năng suất lao động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo giá trị cộng hưởng tích cực cho tất cả thành viên trong hệ sinh thái khách hàng rộng lớn và giàu tiềm năng của tập đoàn. 
Đây cũng là tín hiệu cho thấy chiến lược tăng trưởng cao cả về quy mô và chất lượng trong giai đoạn phát triển mới đang từng bước được hiện thực hóa và mang lại nhiều giá trị cho cổ đông, nhà đầu tư.

Tiểu Vy

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top