Hành trình nâng tầm tinh hoa gỗ lũa Việt Nam (Bài 2)

Cha doanh nhân Nguyễn Văn Hà là một nghệ nhân gỗ lũa có tiếng ở cả huyện Quỳnh Lưu. Chính ông là người đã nhen nhóm và đào tạo ngọn lửa đam mê chế tác cho doanh nhân 9X. Để đến nay, với những sáng tạo tuổi trẻ, doanh nhân Nguyễn Văn Hà đã góp phần nâng tầm tinh hoa gỗ lũa Việt Nam.
Doanh nhân trẻ xứ Quỳnh vươn lên từ sâm “Quốc bảo” và gỗ lũa:

Doanh nhân Nguyễn Văn Hà trực tiếp lên ý tưởng sáng tạo tác phẩm gỗ lũa

Thừa hưởng từ gia đình

Chia sẻ về việc làm tổng chỉ huy cho xưởng gỗ lũa của con trai mình, cha doanh nhân Nguyễn Văn Hà khiêm tốn trả lời, ông không học qua trường lớp nào về điêu khắc, tuy nhiên, chính tình yêu và sự mày mò quyết tâm. Từ một người nông dân có sở thích cây cối, ông tự học và quyết định tự tay thiết kế những sản phẩm gỗ lũa đầu tiên từ cách đây mấy mươi năm, khi các con còn nhỏ.

Theo ông, cách xử lý gỗ lũa là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của một sản phẩm gỗ lũa. Nghệ nhân phải tính toán tỉ mỉ và quyết định hình dáng điêu khắc  muốn tạo ra nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên của gỗ. Việc chế tác gỗ lũa được làm hoàn toàn bằng thủ công và sử dụng thêm một số máy móc chuyên dụng. Tùy theo hình dáng nguyên bản của gỗ lũa mà các nghệ nhân sẽ sử dụng óc sáng tạo của mình. 

Đến thăm xưởng gỗ lũa của gia đình, chúng tôi càng trầm trồ thán phục trước sự sáng tạo của hai cha con doanh nhân Nguyễn Văn Hà. Đúng là “hổ phụ sinh hổ tử”, doanh nhân Nguyễn Văn Hà đã được thừa hưởng từ cha mình những kỹ thuật tốt nhất của một người thợ có tâm và hết sức có tầm, cộng với con mắt của một kiến trúc sư xịn, biết cách lên những ý tưởng độc đáo và vạch ra chiến lược kinh doanh trong kỷ nguyên số hiện nay. Chính những ngày niên thiếu, một buổi đến trường của doanh nhân Nguyễn Văn Hà là một buổi tự cầm đục, cầm cưa đục đẽo tạo hình trên những sản phẩm gỗ lũa sần sùi, có người không biết còn cho rằng đó là gỗ bỏ đi. Tuy nhiên, với con mắt của những người thợ tài hoa đã sáng tạo nên những tác phẩm để đời, có giá trị rất cao.

Tác phẩm Rồng từ gỗ lũa

Nâng tầm tinh hoa gỗ Việt

Trong thập niên vừa qua, khi gỗ tự nhiên trở nên càng khan hiếm nhưng nhu cầu của con người lại càng lúc gia tăng đáng kể. Để tận dụng tối đa những phẩm chất ưu việt mà gỗ mang lại, hay hiểu hết những giá trị thực tế của gỗ, con người luôn cần học hỏi và sáng tạo không ngừng để thấy được sự tuyệt diệu của món quà từ thiên nhiên này. 

Doanh nhân Nguyễn Văn Hà bộc bạch, những sản phẩm gỗ lũa luôn kén người chơi, do đó, anh thường không thích quảng cáo sản phẩm gỗ lũa của mình qua những phương tiện truyền thông. Anh muốn “hữu xạ tự nhiên hương”, người khách này dùng được sẽ giới thiệu những người khách khác đến xem. Người ở gần giới thiệu người ở xa.…

Những tác phẩm được điêu khắc vô cùng tỷ mỷ

Theo doanh nhân Nguyễn Văn Hà, ở  Việt Nam thì hình tượng Đức Phật, Đức Quán Âm, Đạt Ma Sư Tổ, Mẹ Maria, Chúa Jesus,... cho tới ông Phước, Lộc, Thọ hay Quan Công.. Hoặc những linh vật như: Long, Lân, Qui, Phụng, hoặc các loại động vật uy dũng rất được ưu chuộng. Sản phẩm gỗ lũa tạo thành ngoài nét đẹp tự nhiên còn mang thêm nhiều ý nghĩa về tâm linh, phong thủy.

Cha doanh nhân Nguyễn Văn Hà – người thợ chính của xưởng gỗ lũa

Chia sẻ về khách hàng của Công ty, doanh nhân Hà cho biết khách hàng đến từ nhiều nguồn từ các doanh nhân thành đạt, công chức nhà nước đến những người giàu đam mê đồ cổ. Anh Hà vui vẻ tâm sự rằng, trong thời gian Covid-19 vừa qua, các sản phẩm gỗ lũa của gia đình đã bán rất chạy. Nguyên nhân có lẽ là do mọi người phải giãn cách, ở nhà nhiều, có những sở thích vui vui về gỗ, đã liên hệ để đặt hàng Công ty. 

Là một doanh nhân trẻ rất nhạy bén trong ngành gỗ lũa Việt Nam, doanh nhân Nguyễn Văn Hà luôn tâm niệm “nhiệt huyết tuổi trẻ có thể thắng được kinh nghiệm”, người trẻ cứ quyết tâm, cứ sáng tạo đi là thành quả sẽ tới. Đặc biệt trong điêu khắc gỗ lũa, những nghệ nhân trẻ cũng rất có lợi thế để phát triển vượt bậc khả năng sáng tạo sản phẩm, không thua kém gì những cao nhân trong nghề.

“Bảo tàng” của doanh nhân Nguyễn Văn Hà trên Quốc lộ 1

Thăm “bảo tàng” rộng hàng trăm m2 chính là căn biệt thự của doanh nhân Nguyễn Văn Hà ngay mặt đường quốc lộ 1 đi qua huyện Diễn Châu, chúng tôi đã phải thốt lên những mỹ từ về những sản phẩm từ sâm Ngọc Linh đến gỗ lũa, được vợ chồng anh trưng bày hết sức hoành tráng. Anh cho biết, có những người trả giá một sản phẩm hàng tỉ đồng, tuy nhiên anh không muốn bán vì đơn giản anh chưa có ý định bán, sản phẩm của anh là thứ duy nhất mà anh thích.

Về dự định tương lai, doanh nhân Nguyễn Văn Hà mong muốn sẽ xây dựng được một hệ sinh thái nghỉ dưỡng để anh có thể thỏa thích sáng tạo những tác phẩm gỗ lũa, trưng bày và phát triển sâm Ngọc Linh ở quy mô gấp nhiều lần hiện nay, đưa kinh tế vùng Quỳnh Lưu - Diễn Châu phát triển mạnh mẽ hơn nữa, làm giàu cho quê hương và giúp đỡ ươm mầm các tài năng nhí.

Gia đình nhỏ của doanh nhân Nguyễn Văn Hà trong chuyến du lịch Hội An

Chia tay vợ chồng doanh nhân Nguyễn Văn Hà trong cơn gió biển xứ Quỳnh tối hôm đó, chúng tôi thầm chúc anh CEO kiến trúc sư kiêm nghệ sĩ điêu khắc này tiếp tục hiện thực hóa những dự án kinh doanh gỗ lũa và sâm Ngọc Linh phát triển mạnh hơn nữa, không chỉ nổi bật ở Việt Nam mà còn vươn ra khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Tuấn Hữu - Tuấn Hoàng

---

Doanh nhân trẻ xứ Quỳnh vươn lên từ sâm “Quốc bảo” và gỗ lũa:

>>> Khởi nghiệp từ sâm “Quốc bảo Việt Nam” (Bài 1)

>>> Hành trình nâng tầm tinh hoa gỗ lũa Việt Nam (Bài 2)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top