Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Hải Dương: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT từ tuyến y tế cơ sở

Ngày 09/11, BHXH tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành đánh giá tình hình giám sát công tác KCB BHYT tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn năm 2023 và bàn phương hướng, biện pháp triển khai trong thời gian tới.

Toàn cảnh Hội nghị.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh (KCB) ở các trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo KCB và thanh toán chi KCB BHYT đúng quy định, bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí KCB BHYT hiệu quả. Ngày 11/8/2023, BHXH tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch số 1307/KH-BHXH giao cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Trung tâm y tế tuyến huyện cùng cấp thực hiện giám sát 21 chỉ tiêu cụ thể về công tác KCB BHYT tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Với mạng lưới y tế rộng khắp 224 trạm y tế xã, phường thị trấn cùng 70 cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã góp phần gia tăng độ phủ của các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe đến cộng đồng. Tính hết tháng 10/2023, toàn tỉnh đã thực hiện giám sát 224 trạm y tế xã, phường, thị trấn, số lượt đi KCB BHYT 505.527 lượt, số tiền chi KCB BHYT là 46,8 tỷ đồng.

Công tác KCB BHYT tại tuyến xã luôn được hai ngành Y tế, BHXH tỉnh quan tâm, phối hợp cùng với Đảng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện; Nguồn nhân lực y tế được nâng cao để đáp ứng nhiệm vụ KCB và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, công tác KCB BHYT luôn hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Toàn tỉnh Hải Dương hiện có 224/235 Trạm y tế tuyến xã triển khai KCB BHYT, đạt 95,3%.

Thời điểm tháng 10/2023, tỉnh Hải Dương có 1.736.539 người tham gia BHYT, trong đó số thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại TYT tuyến xã là 909.514 thẻ, chiếm 52,3% tổng số thẻ BHYT toàn tỉnh. Kết quả công tác giám sát cho thấy các trạm y tế cơ bản thực hiện đúng, đủ quy trình, quy định về quy trình KCB BHYT; 100% trạm y tế liên thông dữ liệu với toàn quốc, tỷ lệ chuyển gửi hồ sơ đúng ngày luôn đạt trên 95%; việc áp dụng tin học hóa trong KCB; việc quản lý, sử dụng, thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật (DVKT) thuộc, hóa chất, vật tư y tế (VTYT); việc lưu giữ chứng từ, sổ sách liên quan đến KCB và thanh toán, quyết toán chi KCB; việc chuyển gửi dữ liệu KCB BHYT; Việc cấp và lưu trữ giấy nghỉ việc hưởng BHXH cơ bản đảm bảo đúng quy định… Chất lượng nguồn nhân lực y tế Hải Dương đang dần được nâng cao để đáp ứng nhiệm vụ, KCB và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trong tình hình mới, công tác KCB BHYT ngày càng hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Tại Hội nghị, ông Phan Nhật Minh, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 ngành BHXH và Y tế; đề nghị 2 bên cần tiếp tục phối hợp, sát cánh tìm ra các giải pháp đồng bộ khắc phục khó khăn, tồn tại trong công tác KCB BHYT. Đồng thời cũng yêu cầu BHXH các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra giám sát, đẩy mạnh truyền thông trên thông tin đại chúng để nâng cao ý thức trong chống lạm dụng và trục lợi quỹ BHYT, tăng cường ứng dụng CNTT để minh bạch hóa thông tin, từ đó tránh lạm dụng quỹ BHYT. 

Cùng với đó, đội ngũ giám định viên BHYT tổ chức thực hiện công tác giám định đúng quy trình giám định BHYT theo Quyết định số 3618/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam, kịp thời phản ánh về BHXH tỉnh, Sở Y tế những bất cập, vướng mắc trong thực hiện, tạo sự thuận lợi nhất cho người dân khi đi KCB BHYT, hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng KCB.

Cũng tại Hội nghị, ông Phan Nhật Minh đưa ra các biện pháp cụ thể để các trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện để khắc phục tồn tại, đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT. Cụ thể: Đảm bảo chuẩn hóa dữ liệu bằng việc thường xuyên đối chiếu danh sách người hành nghề tạo đơn vị và trên website của Sở Y tế; chỉnh sửa các lỗi sai thông tin về hành chính như mã dịch vụ, mã bác sỹ/y sỹ, mã bệnh, sổ BHXH, số chứng chỉ hành nghề; đảm bảo đầy đủ nhân lực KCB, phân công nhân lực cần cân đối KCB cân đối giữa các xã; thực hiện đúng quy trình, quy định về KCB BHYT; thực hiện chuyển dữ liệu chi phí KCB BHYT lên cổng Giám định BHYT kịp thời; chỉ thực hiện các DVKT đã được Sở Y tế phê duyệt; ghi chép hồ sơ, bệnh án, số sách đầy đủ, đúng quy định; Lưu trữ các mẫu biểu, báo cáo xuất nhập tồn thuốc, vật tư y tế đầy đủ; chỉ KCB BHYT tại Trạm y tế, nghiêm cấm việc KCB, cấp thuốc không có bệnh nhân, lạm dụng việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho NLĐ; BHXH các huyện thực hiện giám sát, giám định đúng quy trình giám định BHYT theo Quyết định số 3618/QĐ-BHXH; phản ánh kịp thời về BHXH, Sở Y tế các bất cập, vướng mắc để chấn chỉnh, xem xét giải quyết kịp thời. Đồng thời, các trạm y tế đồng hành với ngành BHXH tích cực tuyên truyền chính sách BHXH, tích cực động viên nhân dân tham gia BHYT để được thụ hưởng chính sách về BHYT.

Trong bối cảnh độ bao phủ BHYT tại Hải Dương tiệm cận với 92% dân số thì những kết quả giám sát của này có tầm quan trọng đặc biệt, giúp Hải Dương khẩn trương có giải pháp để nâng cao chất lượng KCB BHYT đáp ứng sự hài lòng của người bệnh; phát huy hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của trạm Y tế trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động KCB BHYT trên địa bàn tỉnh.

Ngọc Gấm

Tags
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top