Hà Nội: Hơn 2000 sản phẩm OCOP tham gia giới thiệu, quảng bá gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Ngày 21/2, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP.Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ. Sự kiện diễn ra tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (số 489 Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội).

Lễ cắt băng khai mạc sự kiện sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm ,chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Phát biểu khai mạc sự kiện, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: sự kiện lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, cơ hội giúp các chủ thể OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước giao lưu, kết nối giao thương. Đồng thời quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể OCOP. Hà Nội với lợi thế có 806 làng nghề và làng có nghề, trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận; có hơn 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code. Đó chính là thế mạnh của TP. Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP.

Thống kê đến nay TP. Hà Nội đã có 1.649 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm), trong đó có 4 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ NN&PTNT xem xét đánh giá, phân hạng. Năm 2022, Hà Nội đã đánh giá phân hạng hơn 500 sản phẩm OCOP.

Đại biểu tham quan các gian hàng.

Cũng theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2022, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội đã tổ chức các tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện: Phúc Thọ, công viên Thống Nhất, Mega Market Phạm Văn Đồng, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza Hà Đông và huyện Thanh Trì...

Các sản phẩm OCOP của thành phố nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Để tạo điều kiện quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Nội và cả nước, Hà Nội đã tổ chức sự kiện thu hút hơn 100 gian hàng và hơn 2.000 sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội, các tỉnh Nam Bộ và 29 tỉnh, thành  phố trong cả nước.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ không chỉ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP của thành phố đến với người tiêu dùng mà  còn là dịp để các tỉnh Nam Bộ trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương gắn với văn hóa đặc trưng. Để sản phẩm OCOP phát triển bền vững, thời gian tới, cần tập trung đẩy mạnh phát triển xây dựng thương hiệu; xây dựng quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bền vững; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch...

Tại đây, các sản phẩm phong phú, đa dạng đặc sản của các vùng miền từ thực phẩm tươi sống, rau củ quả các vùng miền, đến các mặt hàng khô như: Măng, miến, nấm, hương, mộc nhĩ, bánh đa nem, gạo, bánh mứt kẹo, đồ uống, các loại hạt (hạt điều, hạt macca,..),... thỏa sức phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô trong dịp cuối năm. Đây cũng là cơ hội để các đơn vị phân phối tiêu thụ kết nối, giao thương, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.

Cũng tại sự kiện này, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội phối hợp với Hội Khoa học Phát triển nông thôn Việt Nam giới thiệu 150 bức ảnh tiêu biểu về thành tựu xây dựng nông thôn mới của Thủ đô với chủ đề "Một thoáng nông thôn mới Hà Nội".

Theo kế hoạch, chương trình diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 21 đến ngày 25/12.

Định Giao

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top