Gói hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội triển khai có hiệu quả

12:06 03/06/2022 - Kinh tế
Giải trình trước Quốc hội sau phiên làm việc tại hội trường sáng 2/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định, các chính sách và gói hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã được ban hành, đang triển khai có hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu giải trình trước Quốc hội trong phiên làm việc tại hội trường ngày 2/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Nghị quyết số 11 của Chính phủ nhằm triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội về một số chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội gồm 5 nhóm giải pháp với những nhiệm vụ hết sức cụ thể và huy động, phân bổ nguồn lực hết sức chi tiết. Trong đó, có 14 văn bản quy phạm pháp luật và các hướng dẫn liên quan.

Cần đánh giá mới biết “chậm hay không chậm”

Hiện, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ trưởng đã ban hành được 11 văn bản trong số 14 văn bản nêu trên; 11 văn bản này gồm 7 nghị định, 1 nghị quyết, 3 quyết định của Chính phủ và 1 văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường.

Theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, nguyên nhân một số văn bản của Nghị quyết 11 còn chậm so với tiến độ đề ra là do những chính sách liên quan đã thực hiện còn nhiều vướng mắc, hạn chế; nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết 11 đề ra lại không thường xuyên, chưa có trong kế hoạch dài hạn, khiến các bộ, ngành chưa thể chủ động.

Đối với các gói hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, cần sự phân tích cụ thể để đánh giá việc triển khai hiện nay là “chậm hay không chậm”.

Cụ thể, trong tổng số 347 nghìn tỷ đồng, có 46 nghìn tỷ đồng đã được sử dụng hợp pháp để mua vaccine và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19. Hơn 301 nghìn tỷ đồng còn lại có thể chia thành các “gói ”.

“Gói” đầu tiên là khoản kinh phí 125 nghìn tỷ đồng, với 64 nghìn tỷ đồng tiền miễn, giảm thuế. Sau khi Nghị quyết 43 ra đời, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị định số 15, giảm thuế VAT với lãi suất từ 10% xuống còn 8% từ tháng 2/2022. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, gói hỗ trợ trên được Chính phủ bắt tay triển khai rất nhanh chóng.

Bên cạnh đó là khoản 38,4 nghìn tỷ đồng chính sách tín dụng thông qua Ngân hàng chính sách, hiện đã xây dựng xong và giải ngân được gần 4,6 nghìn tỷ. Theo tính toán của Chính phủ, nếu hơn 38 nghìn tỷ đồng được giải ngân trong 2 năm, thì khoản đã giải ngân nêu trên đã chiếm 1/3 kế hoạch hằng năm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đề cập đến khoản 6 nghìn tỷ đồng giảm chi phí cơ hội, giãn tiến độ nộp thuế 135 nghìn tỷ đồng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Liên quan đến gói hỗ trợ này, hiện Chính phủ đã xây dựng xong 2 Nghị định vào tháng 5, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô-tô và giảm 1 số sắc thuế, dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ thực hiện xong toàn bộ gói.

Ngoài ra, cũng trong “gói” thứ nhất, có thể kể đến khoản 6,6 nghìn tỷ đồng tiền hỗ trợ người lao động thuê nhà, hiện đã giải ngân được gần 2 tỷ đồng và sẽ được thống nhất giữa Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng như các địa phương để giải ngân càng sớm càng tốt.

Gói hỗ trợ sẽ được thực hiện tốt

“Gói” thứ hai mà Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giải trình trước Quốc hội trong sáng 2/6 có mức kinh phí 176 nghìn tỷ đồng, thuộc về đầu tư công, bao gồm 2 khoản hỗ trợ lãi suất ngân hàng qua ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách.

Đối với khoản hỗ trợ 40 nghìn tỷ đồng qua ngân hàng thương mại, Chính phủ tự tin với Nghị định số 31, tuy có chậm nhưng khi tiến hành quyết toán giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp hợp tác xã, hộ gia đình thì sẽ được tính vào ngày 1/1/2022.

“Gói” cuối cùng được đề cập đến là khoản 134 nghìn tỷ đồng dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư vào giao thông chiếm khoảng 103 nghìn tỷ đồng. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, gói hỗ trợ này giải ngân chậm là bởi những vướng mắc từ Luật Đầu tư công, mà cụ thể là quy trình đưa dự án vào kế hoạch đầu tư công chiếm tới 1 năm rưỡi.

Tuy nhiên, để khắc phục, Chính phủ mong muốn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các trình tự, thủ tục đầu tư, sau đó tổng hợp báo cáo để trình, xin ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi phân phối chính thức.

“Đến thời điểm hiện nay, có thể nói cơ bản chúng ta hoàn thành các chính sách, giải ngân được 22 nghìn tỷ đồng trên 300 nghìn tỷ đồng. Đó cũng là tiền đề rất quan trọng để tin tưởng rằng gói hỗ trợ này sẽ được thực hiện tốt trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.

Theo nhandan.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top