Ra mắt tác phẩm “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975)”

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày ra đời của Báo Quân giải phóng (1/11/1963 - 1/11/2023), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi giao lưu giới thiệu cuốn sách “Báo Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam (1963-1975)” của Đại tá, PGS, TS Hồ Sơn Đài.

Tham dự buổi lễ ra mắt có các đồng chí: Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc Nhà xuất bản Tổng hợp; PGS, TS Hồ Sơn Đài cùng các nhân chứng lịch sử về tác phẩm

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: Sau khi đọc qua tác phẩm “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam” nói về những cống hiến, tầm quan trọng của Báo Quân giải phóng và các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm bao hàm một khối lượng tư liệu rất đồ sộ với tình yêu, tình cảm của tác giả dành do tờ báo, cuốn sách này sẽ trở thành một tư liệu cho những thế hệ người làm báo trẻ nối tiếp trong hành trang với chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam...”.

Đồng chí Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu_Ảnh: PV

Tác phẩm dày hơn 400 trang, cụ thể 4 chương gắn liền với 4 giai đoạn lịch sử của chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Chương I, giai đoạn 1963 - 1965, chương II, giai đoạn 1966 - 1968, chương III, giai đoạn 1969 - 1972, chương IV, giai đoạn 1973 - 1975. Ngoài ra, cuối tác phẩm còn thể hiện phần “Ký ức người trong cuộc” với nội dung giới thiệu một số hồi ức, danh sách các cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Báo Quân giải phóng khi thành lập cho đến ngày hoàn thành nhiệm vụ.

Tác giả cùng các nhân chứng lịch sử về tác phẩm giao lưu cùng khán giả_Ảnh: PV.

Qua 400 trang sách, PGS, TS Đại tá Hồ Sơn Đài đã tái hiện quá trình ra đời của báo từ số đầu tiên ngày 1/11/1963 đến khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, báo dừng lại ở số 338, ra ngày 15/10/1975. Trong điều kiện chiến tranh khốc liệt, việc viết được một bài báo và chuyển tay bài báo ấy về tòa soạn đã khó, việc in ấn ra tờ báo để phát hành đến từng trung đội Quân giải phóng trên toàn miền càng khó hơn. Qua đó khẳng định vị thế của Báo Quân giải phóng và các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của báo vượt qua mọi khó khăn, khốc liệt của chiến trường đưa hàng nghìn tin, bài phản ánh mọi hoạt động của quân và dân miền Nam từ năm 1963 đến năm 1975.

Các bài báo đã truyền tải chủ trương, nhiệm vụ đấu tranh trong từng thời kỳ lịch sử cụ thể, phổ biến các tấm gương tập thể và cá nhân điển hình, những thông tin tri thức và bài học kinh nghiệm về xây dựng lực lượng và nghệ thuật quân sự của lực lượng vũ trang. Các bài báo còn tố cáo bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, khích lệ nhân dân và các lực lượng vũ trang vượt qua mọi gian nan thử thách, tiến lên giành thắng lợi cuối cùng.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top