Giải thưởng danh giá cho các nhà báo

Trong những ngày cuối năm Bính Thân, giữa bộn bề công việc của những người làm báo, giữa guồng quay hối hả, gấp gáp của cuộc sống, lễ trao Giải Báo chí viết về đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 và phát động Giải Báo chí về đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 đã được tổ chức thành công tại trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, ngày 25/12/2016.

Nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát động Giải Báo chí về đồng bằng sông Cửu Long năm 2017. Ảnh: PV

Công tác tổ chức chu đáo, kỹ lưỡng

Sau lễ phát động Giải ngày 24/6, Ban Tổ chức đã gửi công văn tới các cấp Hội, các cơ quan báo chí ở khu vực phía Nam, để tuyên truyền rộng rãi về việc tham dự Giải. Có thể nói, Giải đã nhận được sự hưởng ứng hết sức tích cực của các cơ quan báo chí ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Cần Thơ.

Ban Tổ chức đã nhận được tổng số 239 tác phẩm tham dự ở 2 loại hình báo in và báo điện tử, được gửi từ 42 đơn vị (17 đơn vị Trung ương, 25 đơn vị địa phương). Trong đó, 13 cơ quan Báo chí khu vực ĐBSCL đều tham gia dự giải.

Tác giả của các tác phẩm tham dự Giải là các nhà quản lý, nhà báo, phóng viên, cộng tác viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong cả nước. Hội đồng Sơ khảo và Hội đồng Chung khảo được lựa chọn từ những nhà báo giàu kinh nghiệm ở các cơ quan báo chí Trung ương, tham gia chấm một cách khách quan, công tâm và có chuyên môn cao.

Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn được 32 tác phẩm xuất sắc nhất vào Chung khảo, trong đó báo in 22 tác phẩm; báo điện tử 10 tác phẩm. Hội đồng Chung khảo sau khi thẩm định lại các tác phẩm do Hội đồng Sơ khảo chọn lựa theo Thể lệ, các quy định hướng dẫn đã thống nhất, mỗi thành viên tự bỏ phiếu và Ban Thư ký đã tổng hợp, chốt danh sách các tác phẩm đoạt Giải. Hội đồng Chung khảo đã lựa chọn ra giải Nhất: 1 tác phẩm, giải Nhì: 2 tác phẩm, giải Ba: 2 tác phẩm, giải Khuyến khích: 5 tác phẩm.

Những kết quả đạt được

Nhìn chung, các tác phẩm tham dự có nhiều cách thức thể hiện đa dạng trong tất cả các lĩnh vực: Xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, phản ánh các cơ chế, chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, trồng trọt, chăn nuôi thuỷ hải sản, gương điển hình người nông dân, vấn đề ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tài chính tín dụng, đầu ra cho sản phẩm, tinh thần tự lực, tự cường, kiên trì vươn lên trong cuộc sống của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiều tác phẩm tham dự Giải được đầu tư công phu, kĩ lưỡng, bảo đảm tính chính xác, có tính thuyết phục cao. Các tác phẩm lọt vào vòng Chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu, phản ánh toàn diện tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2016, có tính định hướng dư luận xã hội, nhiều tác phẩm có tính phát hiện, tác động xã hội tốt, được dư luận đánh giá cao.

Có thể nói, đây là giải báo chí đạt chất lượng chuyên môn cao và nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của những người làm báo ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ quan báo chí thường trú tại Cần Thơ.

Phát biểu tại lễ phát động Giải Báo chí về đồng bằng sông Cửu Long năm 2017 cho 4 loại hình báo chí: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử, nhà báo Nguyễn Bé, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh, các cấp Hội địa phương, các cơ quan báo chí ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới tiếp tục chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền bài bản, để Giải Báo chí về đồng bằng sông Cửu Long những năm tiếp theo có số lượng tham dự cũng như chất lượng các tác phẩm cao hơn. Hy vọng, Giải Báo chí về đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành diễn đàn có sức hấp dẫn, uy tín và có sức lan tỏa sâu rộng tới đội ngũ hội viên, nhà báo ở khu vực và trong cả nước./.

Thành Huy Long

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top