EVNNPC: Không ngừng đổi mới sáng tạo, viết tiếp truyền thống

Ra đời vào năm 1969 khi đất nước vẫn còn bị chia cắt, vượt qua bao thăng trầm lịch sử, với sự cố gắng không mệt mỏi của cán bộ, công nhân viên, đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một tổng công ty hàng đầu của ngành Điện lực Việt Nam.

Thử thách trong khói bom, lửa đạn

Những ngày đầu thành lập, Công ty Điện lực, tiền thân của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), phải đối mặt rất nhiều khó khăn thử thách. Từ công nghệ kĩ thuật lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn đến những hậu quả để lại của chiến tranh khi nhiều nhà máy, công trình bị phá huỷ.
Tuy nhiên, điều đó không những không làm chùn bước của những người làm điện mà còn là động lực để những cán bộ công nhân ngành điện dốc lòng, dốc sức cùng với toàn dân khôi phục sản xuất, khôi phục nền kinh tế.

 Nỗ lực đưa điện về nông thôn và tăng trưởng thương phẩm. Ảnh Tư liệu

Kết quả cho sự cố gắng nỗ lực đó là công ty đã phục hồi toàn bộ hệ thống lưới điện, cung cấp điện ổn định cho sản xuất và phục vụ sinh hoạt đời sống cho nhân dân miền Bắc.

Trong khi đến năm 1965 tổng công suất tại các nhà máy điện miền Bắc đã đạt 161 MW, gấp 2,5 lần so với năm 1955 thì sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1964 - 1968) công suất chỉ còn 68 MW.

Vượt qua những khó khăn, với sự đoàn kết và quyết tâm khôi phục sản xuất của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty, đến cuối năm 1973, công suất đã khôi phục lên 231 MW.

Cùng với đó, việc đưa vào vận hành nhiều nhà máy điện lớn như Thuỷ điện Hoà Bình đã khiến cho sản lượng điện toàn miền Bắc tăng vọt, đồng thời còn cung ứng điện thêm cho miền Trung, giải quyết một phần tình trạng thiếu điện nơi đây.

EVNNPC không ngừng đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa lưới điện, nâng tầm dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu về điện phục vụ hàng chục triệu khách hàng từ nông thôn, miền núi, đồng bằng đến hải đảo xa xôi.


Lưới điện EVNNPC luôn được quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ngành Điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế.

Là tỉnh trọng điểm phát triển kinh tế nông nghiệp sau khi đất nước thống nhất, Công ty Điện lực Thái Bình cũng là một điểm sáng về điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới. Với yêu cầu đưa tiến bộ khoa học, cơ giới hóa vào sản xuất, nhu cầu điện năng của Thái Bình ngày càng cao nhưng lại gặp vấn đề về việc đầu tư mở rộng mạng lưới do ảnh hưởng của chế độ bao cấp, nền kinh tế còn khó khăn. Thời gian đó, những “chiến sĩ” ngành Điện lực Thái Bình đã không quản ngày đêm quên ăn, quên ngủ để xây dựng những trạm điện, lưới điện, kịp thời đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công tác điện khí hóa nông nghiệp, bảo đảm tăng trưởng sản lượng sản xuất lúc bấy giờ...

Cũng nhờ sự hy sinh của những cán bộ nơi đây mà Điện lực Thái Bình đã phát triển mạnh mạng lưới điện khắp tỉnh, góp phần tăng nhanh năng suất lúa từ 5 tấn lên 10 tấn, 12 tấn/ha vào những năm 1980. Đây cũng là cơ sở để Thái Bình tiếp tục hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới thời kỳ sau.

Sau ngày giải phóng, nhiều đơn vị điện lực các tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc cũng không quản gian khó, vất vả, sáng tạo để từng bước hiện đại hóa nông thôn miền Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng… Chính các đơn vị này (nay là các công ty điện lực tỉnh thuộc EVNNPC) đã góp phần cùng Điện lực miền Bắc gây dựng và gìn giữ, tiếp nối truyền thống và ngành Điện được Đảng, Nhà nước phân giao, phát triển điện vươn xa muôn nơi, phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…


Niềm vui trẻ thơ ngày có điện (ảnh tư liệu).

Anh dũng trong thời chiến, bản lĩnh, đồng lòng đổi mới, sáng tạo trong thời bình, “người EVNNPC” đã làm nên một đơn vị dẫn đầu toàn ngành về công tác điện nông thôn. Đến nay, 100% số xã thuộc địa bàn quản lý của EVNNPC được cấp điện, số hộ dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98,79%.

Công tác đưa điện về những vùng sâu, vùng xa, biên giới phía Bắc rất khó khăn và gian khổ bởi địa hình vô cùng hiểm trở, cơ sở vật chất tại những nơi này lại nghèo nàn và lạc hậu. Tuy nhiên, điều đó càng tiếp thêm dũng khí cho người làm điện ở EVNNPC. Bất chấp hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí có thể không có lãi, EVNNPC vẫn quyết tâm đưa lưới điện quốc gia phủ sóng toàn bộ bản làng xa xôi.

Sơn La là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc có địa hình phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai lưới điện. Cùng với định hướng của Chính phủ và Bộ Công Thương, ngành Điện tỉnh Sơn La đã hoàn thành nhiều dự án cung cấp điện lớn với tổng giá trị đầu tư hàng trăm tỷ đồng, mang điện đến cho hàng chục nghìn hộ dân.

Ông Vừ A Dơ, Trưởng bản Ten Ư, xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) phấn khởi chia sẻ trong ngày được sử dụng điện lưới quốc gia đúng dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2021): "Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành Điện lực mà ánh sáng điện đã đến từng nhà, thỏa lòng mong đợi của bà con. Điện về, bà con được xem tivi, tin tức thời sự, học hỏi cách sản xuất, cơ sở y tế khang trang hơn để đời sống dần được nâng lên,  góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo". 

Còn ông Cháng Từ Tú (hơn 70 tuổi), sống ở bản Tìa Khí, thuộc xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) chia sẻ, dịp 2-9-2021, điện lưới quốc gia đã về với bản, mang lại niềm vui sướng vô bờ cho người dân Mông nơi đây. Điện sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống sinh hoạt của nhân dân trong bản cũng như xã Tủa Sín Chải.

Còn rất nhiều vùng quê, bản làng ở tỉnh Sơn La, Điện Biên, Cao Bằng, Lào Cai... đã được EVNNPC đưa điện đến. Những nụ cười và sự phấn khởi của những người dân nơi đây khi đón dòng điện về có lẽ là một phần thưởng quý giá cho bất cứ một cán bộ ngành điện nào.

Qua từng chặng đường lịch sử, hình ảnh của những người làm điện tại EVNNPC đã hiện diện ở khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng sâu, vùng xa, miền rừng hay miền biển. EVNNPC đang tiếp nối những chặng đường hơn nửa thế kỷ qua của ngành điện để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả, mang lại ánh sáng cho triệu triệu người dân.

Mai Phương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top