Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đồng hành cùng phát triển (Kỳ 4)

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhiều hiệp định thương mại mậu dịch tự do được ký kết, mối quan hệ gắn bó, đồng hành giữa báo chí với doanh nghiệp đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí đã phát huy vai trò của mình, nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng Covid-19:

Đây là nội dung phát biểu của Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Diễn đàn trực tuyến "Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng Covid-19" vừa diễn ra.

Luật sư Nguyễn Văn Chiến - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam phát biểu tại diễn đàn

Doanh nghiệp – báo chí cùng chung một mục tiêu

Phát biểu tại Diễn đàn, Luật sư Nguyễn Văn Chiến chỉ ra rằng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định: "Trên mặt trận văn hóa - tư tưởmg nói chung và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng, báo chí đóng vai trò là lực luợng xung kích".

Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích của mình, góp phần quan trọng đưa pháp luật đi vào cuộc sống.

Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhiều hiệp định thương mại mậu dịch tự do được ký kết, mối quan hệ gắn bó, đồng hành giữa báo chí với doanh nghiệp đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

Có nhiều cách luận giải, song điểm đầu tiên quyết định đến mối quan hệ này đó là mục tiêu chung của báo chí và doanh nghiệp: Vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Doanh nhân, doanh nghiệp luôn là nguồn đề tài phong phú, đa dạng; là nguồn cảm hứng để các tác phẩm báo chí phản ánh hơi thở cuộc sống có tính thực tiễn cao.

Trong đó, hàng loạt những đề tài về kinh tế, đầu tư, kinh doanh, lợi nhuận, vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp, doanh nhân... luôn là đề tài "hot" để các cơ quan báo chí có được sức thu hút đổi với đông đảo độc giả.

Thứ nhất, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống không thể thiếu vai trò rất quan trọng của báo chí. Ví dụ Luật Doanh nghiệp sửa đổi, ngay từ khi chuẩn bị nhữmg bản thảo đầu tiên, báo chí đã tham gia tích cực đưa tin, tuyên truyền, mở các diễn đàn để doanh nghiệp góp ý, phản biện. Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) năm 2020 được đánh giá những quy định sát thực tiễn, tư duy đổi mới, cải cách. Nhờ có báo chí phản ánh tích cực với thông tin đa chiều từ ý kiến doanh nhân đến các chuyên gia nên đã nhận được sự đồng thuận dư luận, đạo luật nhanh chóng được thông qua và đi vào đời sống.

Các nhóm doanh nghiệp khó khăn do Covid 19 được giảm tiền điện

Năm 2021 đánh dấu mốc quan trọng khi cả 04 luật điều chỉnh lĩnh vực kinh tế có hiệu lực, đó là: Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Chứmg khoán (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Đầu tư theo hình thức công tư. Cả 4 đạo luật quan trọng này đều có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Trước khi các đạo luật quan trọng này được các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua, rất nhiều các cơ quan báo chí đã đăng tải các bài viết góp ý, phân tích về những bất cập, khuyết thiếu cần sửa đổi Luật.

Có thể nói, đây là những tác động cộng hưởng, tạo ra một hành lang pháp lý an toàn, minh bạch cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư trong đầu tư kinh doanh và huy động vốn.

Thứ hai, báo chí là "cầu nối" phản ánh về những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ khi thực thi chính sách pháp luật của doanh nghiệp tới các cơ quan có thẩm quyền.

Hai năm gần đây, trong phòng, chống dịch Covid-19. Những chủ trương, chính sách của Nhà nước về phòng chống dịch được truyền thông một cách nhất quán. Thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp doanh nghiệp luôn theo dõi sát sao thông tin trên báo chí để đưa ra kế hoạch kinh doanh kịp thời. Như vậy, có thể nói mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp là đồng hành "chia ngọt, sẻ bùi"; còn trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh Covid -19 gây ra là "đồng cam, cộng khổ" bởi tại thời điểm này cả doanh nghiệp và báo chí đều bị ảnh hưởng.

Dịch bệnh Covid bùng phát lần thứ tư tại các khu công nghiệp Bắc Giang làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế và người lao động

Không ngừng thắt chặt mối quan hệ đồng hành, hợp tác hiệu quả 

Theo Luật sư Nguyễn Văn Chiến, trong thời điểm dịch bệnh Covid bùng phát lần thứ tư tại các khu công nghiệp Bắc Giang, báo chí đã phản ứng nhanh, vào cuộc sớm chia sẻ những khó khăn từ doanh nghiệp và người lao động. Ngày 28/5/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành công văn số 2059/TLÐ đồng ý lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra. Trước đó năm 2020, BHXH Việt Nam cũng đã lùi thời điểm đóng BHXH đối với các doanh nghiệp bị ảnh huởng dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, hàng loạt chính sách về thuế cũng được xem xét miễn giảm đối với doanh nghiệp thông qua phản ánh của báo chí.

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Báo chí đã vào cuộc kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, Nghị định 41/2020/NÐ-CP về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất và gần đây nhất là Nghị quyết 84/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Để những chính sách này đến với doanh nghiệp một cách kịp thời, đồng thời báo chí cũng là cầu nối giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những chính sách của Chính phủ, sớm ổn định sản xuất và vượt qua khó khăn.

Như vậy, trên cơ sở tôn chỉ, mục đích hoạt động, từng cơ quan báo chí phải phát huy sứ mệnh của mình, thông tin trung thực, khách quan; thực hiện tốt vai trò cầu nối, góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến cộng đồng doanh nghiệp, phản ánh trung thực những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách, thúc đẩy các cơ quan cải cách thể chế, tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Không ngừng thắt chặt mối quan hệ đồng hành, hợp tác hiệu quả giữa báo chí và doanh nghiệp chính là con đường để báo chí, doanh nghiệp tiệp tục cùng chia sẻ mọi khó khăn, thuận lợi; qua đó cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước trong quá trình hội nhập.

Bày tỏ quan điểm của mình, Luật sư Nguyễn Văn Chiến nhấn mạnh, trong hành trình thực hiện mục tiêu chung trên, báo chí và doanh nghiệp cần có sự tương trợ, nỗ lực cùng nhau, khơi thông nguồn lực, tiến về phía trước, đó là trọng trách to lớn mà cả báo chí và doanh nghiệp đều cùng nhau hướng tới trong tương lai.

Nói về mối quan hệ “đồng hành” giữa báo chí doanh nghiệp, lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ đã nêu rõ, báo chí thực hiện tốt sứ mệnh, bảo đảm thông tin nhanh, nhạy, khách quan, trung thực, luôn theo sát từng biến động trong dòng chảy đời sống, nhất là đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện tốt vai trò cầu nối của báo chí, kịp thời chuyển tải thông tin, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Và, báo chí cũng cần góp phần đổi mới nhận thức xã hội, tạo nên sự đồng thuận, cảm thông, chia sẻ của xã hội đối với doanh nghiệp, doanh nhân, tôn vinh, động viên doanh nhân đóng góp tài năng xây dựng đất nước.

Cho rằng doanh nghiệp có nhiều mối lo như lo cho người lao động, sản phẩm, phát triển ổn định…; lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ chỉ rõ, đó là những mối lo lớn mà chúng ta cần tôn trọng, làm cho xã hội hiểu, đừng tạo rào cản để doanh nghiệp yên tâm. Đề nghị, báo chí và doanh nghiệp tiếp tục đồng hành, hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau, vì lợi ích chung của cộng đồng, vì thương hiệu doanh nghiệp, vì sản phẩm Việt Nam, để cùng phát triển đất nước chúng ta.

Có thể nói, thời gian qua, những thách thức từ dịch bệnh covid-19 gây ra như “lửa thử vàng” đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân và báo chí. Trong khó khăn, mối quan hệ đồng hành đặc biệt giữa báo chí và doanh nghiệp càng được thể hiện. Điều này khẳng định, đúng như mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo chí đã và đang làm tốt hơn vai trò là diễn đàn cổ vũ, động viên các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy sáng tạo, chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, trở ngại, phiền hà đối với quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện, biểu dương những điển hình, nhân tố mới, sản phẩm tốt đồng thời phát hiện, phê phán tiêu cực, sai trái, góp phần xây dựng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân lớn mạnh.”

Trần Ánh - Trần Tuấn

---

Xem thêm: Loạt bài 4 kỳ: Báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng Covid-19:

>>> "Trận cuồng phong" trên các mặt trận (Kỳ 1)

>>> Vì "mục tiêu kép" (Kỳ 2)

>>> Để khôi phục sản xuất và kinh doanh (Kỳ 3)

>>> Đồng hành cùng phát triển (Kỳ 4)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.