Độc giả là “hậu phương” vững chắc

Giờ giấc không cố định, thường xuyên phải đi công tác xa nhà, luôn đối mặt với những vấn đề phức tạp của xã hội, đó là những áp lực của nghề báo.

Các nhà báo nữ đang giới thiệu báo cho Đồng chí Võ Văn Thưởng, UV Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương tại Hội Báo toàn quốc 2017. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo nữ “xung trận”

So với những ngành nghề khác, những người làm báo thường làm việc không có ngày nghỉ, vì thông tin, các sự kiện có thể diễn ra bất cứ lúc nào và công việc của họ là phải xử lý thông tin kịp thời để phục vụ bạn đọc. Những thông tin đó, có thể là vụ tai nạn nghiêm trọng, hay vụ hỏa hoạn xảy ra trong đêm, nhận được tin báo nhiệm vụ là phải cấp tốc có mặt tại hiện trường để xem xét, tìm hiểu sự việc để đưa tin nhanh, chính xác về tòa soạn. Với công việc này, với nam giới đã là vất vả, huống gì là nữ giới. Phụ nữ làm báo, xét về một góc độ nào đó, có những lợi thế hơn so với đồng nghiệp nam, bởi sự nhạy cảm, khéo léo, nữ tính trong giao tiếp. Tuy nhiên, nỗi vất vả họ gặp phải khi theo “nghiệp báo” cũng không phải là nhỏ. Nhưng với bản lĩnh của người làm báo, vượt qua những trở ngại, các nhà báo nữ đã “xung trận”, phản ánh những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội, thực hiện nhiều phóng sự có tính khám phá, điều tra, phát hiện..., mang đến cho độc giả những tác phẩm phản ánh cuộc sống chân thực, sâu sắc.

Vừa trở về sau chuyến đi công tác dài ngày tại huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), nhà báo Trà Ngân, phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu chia sẻ: “Ra Côn Đảo mùa này rất vất vả, biển động, sóng lớn nên đến giờ tôi vẫn bị ám ảnh vì say sóng rất mệt. Thế nhưng, ra tới đảo không kịp nghỉ ngơi mà phải theo đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh đi khảo sát các dự án, các khu du lịch; phải đi bộ, leo núi, băng rừng... nếu không có sức khỏe, vừa không đáp ứng được công việc lại vừa ảnh hưởng tới bản thân. Dù đã nhiều lần ra Côn Đảo, nhưng mỗi khi kết thúc chuyến đi, tôi thường phải mất 2-3 ngày mới trở lại trạng thái bình thường để làm việc”.

Các phóng viên nữ đang phỏng vấn khách tham quan tại Hội Báo toàn quốc 2017. Ảnh Sơn Hải

Phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ

Không chỉ vất vả với những chuyến đi xa, ngay cả những người làm việc ở nhà cũng chịu nhiều áp lực, bởi do đặc thù của công việc của nghề báo, thời gian bị xáo trộn vì phụ thuộc vào những vấn đề thông tin thời sự; chưa kể nếu làm báo hình còn phụ thuộc cả e-kip làm việc

Với những nữ nhà báo làm phóng viên thường trú, lại càng vất vả hơn, bởi bất cứ thông tin từ lĩnh vực nào họ phải nắm giữ, nếu không sẽ mắc lỗi bỏ sót thông tin. Phóng viên Hoàng Bích Ngọc, Báo Người Lao động cho biết: “Mỗi khi có sự kiện gì, dù là nửa đêm hay đang dở cuộc vui với bạn bè... cũng phải gác lại để đi làm. Có lần, nhóm phóng viên chúng tôi phải ở lại qua đêm trong rừng để “canh” vụ bắt cóc tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu); hay phải đi bộ 5-7 km đường rừng cùng các lực lượng cơ quan chức năng khi nhận được tin báo về xác chết ở trên núi... nói chung là rất vất vả, nên phụ nữ làm báo nếu không đam mê thì khó sống được với nghề”.

Bên cạnh công việc, với những nữ nhà báo đã có gia đình, họ còn phải làm tròn trách nhiệm của người phụ nữ trong gia, nên họ phải chấp nhận hi sinh nhiều thứ. May mắn có người chồng biết thông cảm, hỗ trợ việc nhà, chăm sóc con cái để vợ yên tâm trong công việc sẽ đỡ vất vả, nếu không “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” rồi dẫn tới ly hôn là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, với niềm say mê với nghề nghiệp, nhiều nữ nhà báo biết cách dung hòa giữa gia đình và công việc để ở vai trò nào cũng hoàn thành xuất sắc./.

Ngọc Hân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top