Sửa đổi Luật Đấu thầu cần phải được đánh giá toàn diện

Chiều 7/11/2022, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Giá (sửa đổi); dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV:

Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội Nguyễn Hữu Chính phát biểu ý kiến_Ảnh: PV.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) bổ sung quy định về mua sắm tập trung theo hướng áp dụng “Thỏa thuận khung mở” để tạo cơ sở pháp lý cho việc lựa chọn nhiều nhà thầu trúng thầu cung cấp hàng hóa nhằm tăng tính cạnh tranh và bảo đảm khả năng cung cấp hàng hóa của nhà thầu; bổ sung quy định cho phép chỉ định thầu, đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất (ngoài hình thức đấu thầu rộng rãi) để mua sắm thuốc, hàng hóa trong trường hợp dịch bệnh, cấp bách.

Nội dung này cũng nhận được quan tâm của nhiều đại biểu, góp ý về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), các đại biểu đề nghị tăng cường công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu; giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết trong quá trình đấu thầu; đề xuất có một chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu lần này; xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên giá các loại hàng hóa, dịch vụ. Thảo luận dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), trước tình trạng thiếu thuốc, khó khăn trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế trong thời gian qua, các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần có một chương riêng về đấu thầu y tế trong sửa đổi Luật Đấu thầu lần này. Theo đó, dự thảo Luật hiện tại có việc đấu thầu thuốc, còn 2 mục rất lớn trong ngành Y tế là vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị y tế chưa được quy định rõ; đồng thời, đề xuất phân biệt các mặt hàng y tế với hàng hóa thông thường, phải có định nghĩa riêng bởi hàng hóa y tế là loại hàng hóa đặc biệt, liên quan tới sức khỏe người bệnh.

Hình thức dễ sinh ra tiêu cực nhất là chỉ định thầu nên trong Luật sửa đổi nên có những quy định cụ thể, chi tiết, càng chi tiết càng tốt, đại biểu Nguyễn Tri Thức nêu rõ. Đại biểu cũng đề nghị làm rõ các vấn đề trong chỉ định thầu, như thế nào là tình huống bất khả kháng, tình huống cấp cứu; đề nghị bổ sung thêm tình huống cấp bách trong chỉ định thầu bởi đây là tình huống cần phải mua thuốc ngay. Đồng thời, cần quy định tổ chức nào được xác định gói thầu chỉ định là tình huống cấp cứu, tình huống cấp bách phải mua ngay để đảm bảo yêu cầu hoạt động của bệnh viện, đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh. “Tránh tâm lý e ngại không dám mua thuốc, dẫn tới thiếu thuốc cho người bệnh”, đại biểu Nguyễn Tri Thức nói.

Đây cũng là tình trạng cấp bách, do đó đại biểu Nguyễn Tri Thức đề nghị cho phép chỉ định thầu cho các dịch vụ phi tư vấn, mang tính chất cấp bách với cơ sở y tế. Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan TP. HCM chia sẻ, trên thực tế, tiêu chí trúng thầu đầu tiên hiện vẫn là giá rẻ. Với các mặt hàng như giấy, công nghệ… nếu chọn loại rẻ cũng chưa ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nhưng mặt hàng y tế thì khác. “Tiết kiệm một đồng hôm nay nhưng tăng số ngày điều trị, mất niềm tin của người dân. Bác sỹ cũng nản nghề khám, chữa bệnh”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói. Theo đại biểu, đấu thầu không phải biện pháp duy nhất và không tránh được tiêu cực; đồng thời bày tỏ mong muốn các bệnh viện được tự chủ như bệnh viện tư nhân, được phát huy tính chủ động trong mua sắm, tránh tình trạng “xây dựng luật nhưng nhìn đâu cũng thấy tiêu cực”, bởi trong lĩnh vực y tế, đại đa số đều đặt sức khỏe của bệnh nhân lên hàng đầu.

Về một số quy định trong dự án Luật Đấu thầu, đại biểu Phạm Đức Ấn TP. Hà Nội cho rằng, xây dựng giá để đưa ra đấu thầu rất quan trọng, phải sát với giá thị trường trước khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu. Từ thực tế nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đều được đấu thầu tại hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương và đều phải “làm đi, làm lại” các quy trình giống nhau, mất rất nhiều thời gian, đại biểu Phạm Đức Ấn đề nghị có phương án xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật thường xuyên giá các loại hàng hóa, dịch vụ này làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương có căn cứ đấu thầu, rút ngắn được thời gian, quy trình, thủ tục. Quy định liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong đấu thầu, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, cần quy định rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp trong bao lâu, điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp đủ điều kiện đấu thầu.

Đại biểu Hoàng Đức Chính tỉnh Hòa Bình đề nghị cần công khai, minh bạch các vấn đề liên quan đến gói thầu để người dân và báo chí theo dõi, giám sát, từ đó phát hiện những vi phạm, sai sót trong đấu thầu; bổ sung sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát công tác đấu thầu, đảm bảo công khai, minh bạch. Đại biểu cũng đề nghị giảm bớt các thủ tục, không cần thiết trong quá trình đấu thầu; đưa ra những quy định rõ ràng hơn để “xác định thế nào là gói thầu cấp bách vì lợi ích quốc gia”, giảm tình trạng chỉ định thầu với những công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và nghiên cứu quy định về hạn mức chỉ định thầu; đặc biệt, cần tránh việc “xé nhỏ” gói thầu; giám sát chặt chẽ và có chế tài xử lý với các cấp quản lý về chủ đầu tư.

Trà Vũ

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top