Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch về quyền con người

Những năm gần đây, sự phát triển của mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Bên cạnh những ưu điểm mà mạng xã hội mang đến cho người dùng như: Thông tin nhanh, khối lượng thông tin lớn và liên tục cập nhật, tính tiện ích và giải trí cao, mạng xã hội cũng có những tác động đáng lo ngại khi các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách thức, mọi thủ đoạn, tận dụng mạng xã hội để rêu rao chống phá các nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, việc sử dụng mạng xã hội để định hướng tư tưởng vững vàng cho người dân là vô cùng cần thiết

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch về quyền con người

Những chiêu trò “núp bóng”

Hiện nay, bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, các thế lực thù địch và phản động không ngừng xuyên tạc, rêu rao những luận điệu sai trái về tình hình nhân quyền của Việt Nam. Các đối tượng nhân danh chiêu bài “xã hội dân sự”, “dân chủ nhân quyền”,… để lập hội, nhóm với tên gọi “ấn tượng” như: “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Hội tù nhân lương tâm”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội Nhà báo độc lập”... nhằm lôi kéo càng nhiều quần chúng tham gia càng tốt.

Tổ chức xã hội có thể đóng vai trò tích cực, là người phản biện đối với chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách ôn hòa và có trách nhiệm. Tuy nhiên, các đối tượng thù địch, phản động đã và đang lợi dụng danh nghĩa này để tập hợp, lôi kéo quần chúng nhân dân với ý đồ thành lập lực lượng đối trọng với Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Chiêu bài này của chúng là bề ngoài các tổ chức này đóng vai trò “phản biện xã hội” giúp đưa tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của nhân dân vào đóng góp xây dựng đất nước. Nhưng thực chất lợi ích của tổ chức phản động này là hình thành nên tính đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị.

Chúng lợi dụng các kẽ hở về mặt pháp luật, tập hợp và làm méo mó các vấn đề xã hội như dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo… để xuyên tạc và âm mưu hình thành các tổ chức chính trị đối lập tại Việt Nam. Thông qua các hội nhóm này, chúng huấn luyện, tẩy não cho thành viên để kích động họ viết đơn kiến nghị, đòi thành lập đảng chính trị đối lập, thậm chí đòi khởi kiện, vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm các điều ước quốc tế về quyền dân sự…

Ngoài ra, các thế lực thù địch không ngừng chống phá, không ngại bịa đặt, dựng chuyện. Chúng quan niệm “nói càng nhiều sẽ càng tin”, nên trên mạng xã hội liên tục kích động nhân dân bằng các bài viết xuyên tạc với tần suất và liều lượng ngày càng lớn. Khi các thông tin chống phá của chúng bị vạch mặt, bóc trần sự thật, chúng lập tức vu cáo ta “độc đoán”, đàn áp tự do báo chí, che giấu thông tin, hoặc tiếp tục bẻ lái, kích động dư luận chống đối, đi ngược lại quan điểm, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Hiện nay, nổi lên là việc một số hội nhóm, tổ chức được sự hỗ trợ của các thế lực, tổ chức phản động nước ngoài [4], tiến hành các hoạt động xuất bản ấn phẩm báo chí, tài liệu, băng hình đòi xét lại các vấn đề lịch sử, một mặt nhằm “rửa tội” cho bè lũ tay sai, bán nước, một mặt dọn đường dư luận để tiếp tục đưa ra luận điệu phủ nhận vai trò to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước hiện nay.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch về quyền con người

Một số giải pháp cấp bách

Để hạn chế việc các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội để bịa đặt những thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, hướng quần chúng nhân dân theo hướng tiêu cực, cần phải nâng cao nhận thức của người sử dụng mạng xã hội. Bằng việc phải làm rõ những luận điểm sai trái của thế lực thù địch, phân loại các đối tượng đang chống phá, cách thức tiến hành đấu tranh, chú trọng hóa giải rốt ráo các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người cũng như phổ biến những thông tin đúng đắn, định hướng dư luận xã hội, có thể rút ra một số vấn đề sau:

Một là, xác định bản chất và bẻ cong những luận điểm sai trái, thù địch về quyền con người. Đấu tranh về tư tưởng chính trị - pháp lý giữa hai loại hình giá trị tư tưởng XHCN và tư sản về dân chủ và nhân quyền: Đặc điểm này cho thấy, đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền không có giới tuyến địch - ta rõ ràng, mà nằm ngay trong nhận thức của mỗi người và mỗi tổ chức. Vì thế nhân dân, trước tiên là mỗi cán bộ, đảng viên, đều là chủ thể đấu tranh với các thế lực thù địch về nhân quyền.

Bản chất của các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người:

Là hệ tư tưởng tư sản [1] với nội dung cơ bản là: Quan niệm một cách phiến diện, có khi tuyệt đối hóa quyền cá nhân và các quyền dân sự, chính trị đến mức đồng nhất chúng với nhân quyền phổ quát; coi nhẹ quyền của tập thể, của dân tộc; coi nhẹ tính bình đẳng của các chủ thể quyền và các nội dung quyền, nhất là các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, vốn chiếm vị trí cơ bản và là yêu cầu bức thiết đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Về mặt chính trị, đây là biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, coi tư tưởng nhân quyền phương Tây mang tính phổ quát toàn nhân loại, thậm chí cao hơn chủ quyền quốc gia.

Bẻ cong những luận điểm sai trái [8]: (i) Tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận các giá trị lý luận - thực tiễn về quyền con người để chống phá nền tảng tư tưởng XHCN của quyền con người ở Việt Nam.

(ii) Tiến hành các hoạt động chống phá thực tiễn bảo đảm quyền con người, trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, dân tộc, thông tin, truyền thông, giáo dục, đào tạo, văn hóa nghệ thuật, tư pháp... kể cả hợp tác quốc tế, nhằm thúc đẩy sự chệch hướng XHCN của công cuộc đổi mới ở nước ta.

(iii) Tuyên truyền, ca ngợi các giá trị của nhân quyền tư sản nhằm kích động, cổ vũ việc phân hoá, chuyển hoá tư tưởng chính trị XHCN đồng thời thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” sang tư tưởng nhân quyền tư sản, trước tiên trong nội bộ Đảng, Nhà nước.

(iv) Tạo dựng “ngọn cờ” về nhân quyền thông qua việc tuyên truyền, ca ngợi, trao giải thưởng cho nhiều nhân vật chống đối nhằm kích động hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong và ngoài nước và tìm cách xác lập cơ chế “đa nguyên, đa đảng” trong thực tế ở nước ta.

Cần nâng cao “sức đề kháng” cho các cán bộ, cũng như toàn thể quần chúng nhân dân, phổ biến những thông tin giáo dục để xây dựng lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng. Cần phổ biến, quán triệt tới tất cả các cấp uỷ cùng tham gia nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII).

Thông qua mạng xã hội, tăng cường giáo dục bằng việc diễn đạt những vấn đề trong nghị quyết thành các vấn đề dễ hiểu, gần gũi mà vẫn chứa đựng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trước những vấn đề thời sự có nhiều cách hiểu khác nhau, ưu điểm thông tin nhanh chóng của mạng xã hội có thể truyền đạt thông tin định hướng một cách đúng đắn, kịp thời bẻ gẫy các luận điểm sai trái, vu khống, dựng chuyện mà các thế lực thù địch, phản động sử dụng.

Chỉ khi đó niềm tin chính trị, bản lĩnh chính trị mới được xây dựng một cách vững chắc cho cán bộ, quần chúng nhân dân, để họ luôn nêu cao cảnh giác, không dao động. Qua đó, họ tự có năng lực đề cao trách nhiệm, tính tự giác trong đấu tranh, phản bác quan điểm, sai trái, thù địch.

Hội thảo "Quyền con người trên không gian mạng"

Hai là, vạch rõ chủ trương, phương thức sử dụng truyền thông chống phá của thế lực thù địch. Về chủ trương chống phá, các thế lực thù địch thường xuyên lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm khâu đột phá; Lấy mua chuộc kinh tế làm mũi nhọn; Lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, làm ngòi nổ; Dùng ngoại giao, đầu tư kinh tế để hỗ trợ, hậu thuẫn.

Về phương thức sử dụng truyền thông chống phá: Các thế lực thù địch sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng Internet, xuất bản báo chí ở nước ngoài [9], để chống phá Việt Nam như xuyên tạc, kích động về tư tưởng, chính trị. Chúng lợi dụng các sai sót trong quản lý để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc.

Nhằm phát huy tốt nhất các vai trò của cấp ủy để xây dựng chi bộ Đảng vững mạnh, cần tích cực phổ biến rộng rãi và truyền cảm hứng thông qua việc nêu gương của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội bằng cách kết nối tài khoản người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức, đồng thời cho phép người dùng chia sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, tận dụng ưu điểm này, cần tạo cơ chế để phát huy tính sáng tạo của các thành viên trong tham gia viết bài đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội hoặc trên các báo, tạp chí.

Chi bộ, đảng bộ, bí thư chi bộ sẽ là lực lượng đấu tranh nòng cốt vừa có chức năng tham mưu, chỉ đạo, định hướng đấu tranh, vừa kịp thời cung cấp thông tin để thực hiện các biện pháp đấu tranh triệt phá thông tin xấu độc và giữ vai trò chủ đạo trong vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Hiến pháp 2013 tôn trọng bảo đảm "Quyền con người"

Ba là, cần nhanh chóng thiết lập cơ chế hoạt động để đập tan các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người.

Cần sớm thiết lập, ràng buộc trách nhiệm pháp lý, thống nhất và triển khai nghiêm cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ với các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nước ngoài, như: Google, Youtube, Facebook... trong việc quản lý, ngăn chặn, xử lý các thông tin xấu, độc.

Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, phát triển thêm nhiều công cụ mới từng ngày, vì vậy, cần đẩy mạnh, tăng cường khai thác hiệu quả các phần mềm kiểm soát, phân loại thông tin trên mạng xã hội, đồng thời chủ động phối hợp với các Chi bộ trao đổi thông tin, kinh nghiệm hay, cách làm mới, hiệu quả trong đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bên cạnh đó, việc duy trì tổ chức tốt hội nghị rút kinh nghiệm và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, làm cơ sở cho các chi bộ, nhất là lực lượng nòng cốt, chuyên sâu nâng cao kỹ năng đấu tranh trên mạng xã hội cần được diễn ra thường xuyên, bài bản.

Xu hướng của mạng xã hội sẽ ngày càng phát triển và thu hút ngày càng nhiều bạn trẻ tham gia, bên cạnh những mặt tích cực mà mạng xã hội mang lại như giúp quần chúng nhân dân hiểu biết, tiếp thu, nâng cao tri thức, kiến thức.

Để mạng xã hội đóng góp hiệu quả đối với xã hội, cần kịp thời phát hiện, phối hợp giáo dục, xử lý nghiêm, đủ sức răn đe đối với các đối tượng sử dụng Internet, đưa và chia sẻ thông tin vi phạm pháp luật. Đồng thời, có chế tài bảo vệ người tham gia công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng./.

TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN - TS VŨ TUẤN HÀ

Tài liệu tham khảo
1. Tường Duy Kiên (chủ biên) (2019), Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, NXB Lý luận chính trị
2. GS.TS. Bùi Quảng Bạ, (2018) Học viện Chính trị Công an nhân dân, “Từ "xã hội dân sự" thúc đẩy đa nguyên, đa đảng - Âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch”, https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cuadang/tu-xa-hoi-dan-su-thuc-day-da-nguyen-da-dangam-muu-tham-doc-cua-cac-the-luc-thu-dich-112999, truy cập lúc 18h ngày 20/8/2021.
3. Kh.Lịch - Đ.Mừng (2108), “Đấu tranh, vạch mặt những phần tử kích động biểu tình trên mạng”, https:// cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Dau-tranhvach-mat-nhung-phan-tu-kich-dong-bieu-tinh-trenmang-i480420/, truy cập lúc 18h ngày 20/8/2021.
4. Hồng Phú (2019), “Lật tẩy chiêu trò của tổ chức phản động Việt Tân sau sự việc Châu Văn Khảm”, https://cand. com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Lat-tay-chieu-trocua-to-chuc-phan-dong-Viet-Tan-sau-su-viec-ChauVan-Kham-i510766/, truy cập lúc 20h ngày 21/8/2021
5. PGS, TS Nguyễn Viết Thông (2016), Những nhận thức mới về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-nhanthuc-moi-ve-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-trong-noibo-277328/, truy cập lúc 23h ngày 22/8/2021
6. Phạm Văn Huấn (2019), Phòng chống nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong Đảng - vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta, truy cập lúc 18h ngày 25/8/2021 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nam2016/-/2018/812203/phong-chong-nguy-co-%22tu-dien-bien%22%2C-%22tu-chuyen-hoa%22-trong-dang--- van-de-song-con-cua-dang-va-che-do-ta.aspx, truy cập lúc 18h ngày 26/8/2021
7. Hồng Thạnh - Phú Sơn (2021), Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/tin-tuc/ ban-chi-dao-35-quan-uy-trung-uong-trien-khai-nhiemvu-6-thang-cuoi-nam-665262, truy cập lúc 18h ngày 29/8/2021
8. TS. Lê Thái Sơn (2021), Cần hiểu đúng về bản chất dân chủ, nhân quyền và việc lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá Việt Nam.

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top