​Dân mạng Na Uy nổi giận vì Facebook kiểm duyệt ảnh "Em bé napan"

Mạng Facebook tại Na Uy đang bị người dân nước này phản ứng dữ dội sau khi một nhà báo bị chặn truy cập vì đăng bức ảnh "Em bé napan".

Bức ảnh "Em bé napan" nổi tiếng của phóng viên AP Nick Ut

Theo Thelocal.no câu chuyện bắt đầu từ 2 tuần trước khi nhà văn, nhà báo Tom Egeland cho biết ông bị cấm truy cập Facebook vì vi phạm "các nguyên tắc cộng đồng" của mạng xã hội này.

Theo nhà báo Egeland, nội dung bị Facebook cho là vi phạm là bức ảnh chụp em bé Kim Phúc trần truồng bỏ chạy khỏi một vụ tấn công bằng bom Napan năm 1972 của phóng viên ảnh Nick Ut thuộc hãng tin AP từng đoạt giải Putlizer.

Vì trong ảnh, cô bé Kim Phúc 9 tuổi được chụp trong cảnh trần truồng nên Facebook đã xóa. Quyết định của mạng xã hội Facebook đã bị phản ứng gay gắt tại Na Uy.

Nhiều cư dân mạng Na Uy đã đăng lại tấm ảnh này trên trang của họ như một cách phản ứng lại với "sự kiểm duyệt ngớ ngẩn" với bức ảnh mà họ cho là đã ghi lại dấu ấn lịch sử quan trọng này.

Hội nhà báo Na Uy cũng đã vào cuộc, đăng lại tấm hình trên trang Facebook của họ, đồng thời kêu gọi các hãng thông tấn khác cũng làm như vậy. Tuy nhiên các bức ảnh tiếp tục bị Facebook xóa, kéo theo đó là cơn phẫn nộ của dư luận tiếp tục tăng.

Nhà báo Tom Egeland đăng lại trên Twitter hình ảnh tài khoản Facebook của anh bị chặn vì đăng bức ảnh "Em bé napan" không phù hợp tiêu chuẩn của Facebook vì là ảnh khỏa thân - Ảnh chụp lại từ màn hình

Báo Na Uy Dagsavisen đã tiếp cận tới một quỹ của bà Kim Phúc nay đã 53 tuổi để hỏi về quan điểm của bà liên quan tới sự việc.

Theo đó, người phát ngôn của quỹ này là bà Anne Bayin cho biết: "Bà Kim Phúc rất buồn vì những người đó chỉ tập trung vào chuyện trần truồng trong bức ảnh lịch sử thay vì thông điệp mạnh mẽ mà nó chuyển tải. Bà hoàn toàn ủng hộ hình ảnh tư liệu mà phóng viên Nick Ut đã ghi lại như một khoảnh khắc sự thật cho thấy nỗi kinh hoàng của chiến tranh và hậu quả của nó đối với những nạn nhân vô tội".

Ngày 5-9, báo Dagsavisen tiếp tục có một bài xã luận của biên tập viên Gunnar Stavrum phê phán cơ chế kiểm duyệt của Facebook.

Và khi ông Gunnar Stavrum chia sẻ đường link bài báo này cùng bức ảnh liên quan lên trang Facebook cá nhân, nó cũng đã bị xóa nốt. Không những thế, nhà báo Gunnar Stavrum còn bị mạng xã hội cấm truy cập trong 24 giờ đồng hồ.

Đây là lần đầu tiên một biên tập viên tin tức báo Na Uy bị cấm truy cập vào mạng xã hội Facebook, theo đó cuộc tranh cãi về sự việc tiếp tục bị đẩy cao.

Nhà báo Gunnar Stavrum sau đó viết trên trang web của ông: "Khi Facebook gỡ bỏ một bài xã luận của một tờ báo Na Uy, họ đã chứng tỏ với cộng đồng mạng về sự thiếu tôn trọng với tự do bình luận, không giống bất cứ điều gì tôi đã từng thấy".

Facebook từ chối trả lời các cơ quan truyền thông Na Uy về sự việc, nhưng vẫn tiếp tục xóa bỏ hình ảnh mà họ cho là không phù hợp với các tiêu chuẩn cộng đồng của họ./.

Nguồn: TTO

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top