Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Đắk Lắk sẵn sàng bước vào năm học mới

Chỉ còn vài ngày nữa là khai giảng năm học 2023 - 2024, từ thành phố đến các nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thầy và trò các cấp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương thực hiện các khâu cuối cùng để sẵn sàng bước vào năm học mới.

Các trường học ở vùng sâu vùng xa đang quên góp sách vở tặng học sinh khó khăn

Quan tâm học sinh khó khăn

Những năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn. Tại Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng, tại xã Cư Bua, thành phố Buôn Ma Thuột, theo cô Sa Ly Niê, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm học 2023 - 2024, trường có 13 lớp, với 377 học sinh, trong đó, có trên 96% học sinh dân tộc thiểu số.

Đối với học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, nhà trường hỗ trợ miễn, giảm các khâu đóng góp; đồng thời, thường xuyên vận động các nguồn hỗ trợ tặng quà, sách, học bổng... cho các em. Nhiều năm nay, trường triển khai mô hình “Hũ gạo tình thương”. Trong năm học này, nhà trường tiếp tục huy động sự chung tay, góp sức của thầy và trò.

Cô Sa Ly Niê cho biết: “Vừa qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam trao tặng 34 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 - 4 để phát cho các em học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn của trường. Đây là động lực vô cùng to lớn đối với thầy và trò nhà trường, khi được sự quan tâm của các cấp, ngành”. Tại Trường THCS Y Jút, xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) cũng vừa được trao tặng 80 xe đạp, 5.000 tập vở và các phần quà cho các em học sinh.

Theo bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, năm học 2023 - 2024, Đắk Lắk có khoảng 500.000 học sinh các cấp. Đối với các đối tượng học sinh nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số không nằm trong diện được thụ hưởng theo các nghị định của Chính phủ, Sở Giáo dục Đào tạo đã phối hợp với các đơn vị, nhà xuất bản, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện tặng sách giáo khoa, học bổng cho học sinh. Đồng thời sở có văn bản đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo chủ động huy động từ các nguồn xã hội hóa để hỗ trợ cho các em giúp các em đến trường không bị thiếu sách giáo khoa, không để bất kỳ học sinh nào vì hoàn cảnh khó khăn mà bị bỏ lại phía sau.

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Mgar vận động các thầy cô giáo dọn dẹp phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho năm học mới.

Ưu tiên phân bổ nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất

Đắk Lắk đã ưu tiên phân bổ nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất như, xây mới, sửa chữa, mua sắm thiết bị… nhằm cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng bên cạnh được đầu tư, xây mới các phòng học chức năng, nhà trường còn sửa chữa hệ thống quạt, thiết bị điện, nhà vệ sinh, hệ thống thoát nước, tường rào… với tổng kinh phí gần 6 tỷ đồng. Cô Sa Ly Niê, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc được đầu tư xây dựng không chỉ giúp thầy và trò có thêm phòng học, phòng chức năng khang trang, sạch đẹp mà còn đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Tại huyện Cư Mgar, năm học 2023 - 2024, huyện có trên 37.000 học sinh, trong đó 51% học sinh là người dân tộc thiểu số. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Mgar Nguyễn Tự Do cho biết, để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng đã tham mưu UBND huyện bố trí kinh phí hơn 33,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, khắc phục các cơ sở vật chất bị hư hỏng, phấn đấu hoàn thành trước khi học sinh tựu trường.

Theo bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, Sở đã chỉ đạo cho các cơ sở giáo dục rà soát thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy học. Qua đó, các đơn vị trực thuộc Sở đã đáp ứng đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ việc triển khai dạy học, nhất là trong giai đoạn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngoài ra, đối với các cơ sở từ bậc mầm non, tiểu học, THCS đã có phân cấp cho các huyện. Sở cũng yêu cầu các phòng giáo dục chủ động rà soát các điều kiện để báo cáo UBND cấp huyện tham mưu, bố trí nguồn kinh phí. Đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho năm học mới bao gồm xây mới, sửa chữa, mua sắm thiết bị dạy học trong toàn tỉnh là gần 1.000 tỷ đồng. Trong đó, mua sắm các trang thiết bị phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông mới với hơn 100 tỷ đồng.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top