Khởi động cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam – Ban tổ chức Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo Việt Nam mở rộng năm 2023 đã tổ chức họp báo thông tin về quá trình triển khai, những điểm mới của cuộc thi năm nay.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi phát biểu_Ảnh: PV.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức Nguyễn Đức Lợi cho biết: Cuộc thi đặt mục tiêu tạo đợt sinh hoạt văn hóa - tinh thần hào hứng, phấn khởi, đoàn kết tại các cấp Hội Nhà báo Việt Nam, thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam; Kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2023); Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023).

Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng những năm qua đã trở thành một sự kiện văn hóa tinh thần đặc sắc của người làm báo cả nước. Phát huy tối đa tinh thần sáng tạo, tài năng của người làm báo, hội viên tạo cơ hội gặp gỡ, giao lưu, thể hiện tài năng và bản sắc nghề nghiệp, tăng cường hiểu biết, thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, học hỏi và hỗ trợ nhau trong công việc,góp phần làm tăng chất lượng hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ người làm báo Việt Nam.

Theo thể lệ cuộc thi, đối tượng tham dự là các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại các cơ quan báo chí, các cấp hội, các đơn vị quản lý báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí; sinh viên ngành báo chí, phát thanh truyền hình tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Mỗi cấp Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, Liên chi hội nhà báo chọn tối đa 3 tiết mục (riêng Hội Nhà báo TP.Hà Nội, Hội Nhà báo TP.Hồ Chí Minh chọn tối đa 5 tiết mục); mỗi Chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương Hội chọn 1 tiết mục, trường hợp Chi hội có trên 50 hội viên có thể chọn tối đa 2 tiết mục. Tiết mục được quy định gồm: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, hợp xướng.

Các tiết mục dự thi tập trung vào chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước, truyền thống hào hùng của dân tộc ta, trong đó có truyền thống hào hùng do đội ngũ những người làm báo cách mạng tạo dựng. Ban Tổ chức đặc biệt khuyến khích các tiết mục tự dàn dựng, đầu tư công phu, hát bè và múa minh họa các tiết mục sáng tác hưởng ứng cuộc vận động "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cùng các sáng tác có chủ đề về nghề báo và người làm báo.

Ban Giám khảo sẽ chọn 15 tiết mục tham dự vòng chung kết. Cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng gồm: 1 giải Nhất: 35.000.000 đồng; 2 giải Nhì: 25.000.000 đồng/giải, 03 giải Ba: 20.000.000 đồng/giải; 5 giải khuyến khích: 15.000.000 đồng/giải. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức sẽ trao các giải phụ, gồm: Giải tiết mục ấn tượng, dàn dựng công phu; Giải thí sinh được khán giả yêu thích; Giải giọng hát trẻ triển vọng; Giải đơn vị có nhiều tiết mục vào chung kết.

Đồng hành cùng chương trình là Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập Đoàn Mường Thanh và FPT Telecom, Học viên Golf TGA.

Điểm mới của cuộc thi năm nay là các thí sinh có tiết mục được chọn dự thi tại đêm Chung kết sẽ được mời tham dự huấn luyện tập trung tại Thủ đô Hà Nội vào thời điểm thích hợp ngay trước thời điểm diễn ra cuộc thi chung kết. Năm nay cũng xuất hiện cả những thí sinh là sinh viên báo chí, hy vọng điều này sẽ tạo nên nhiều sự mới mẻ cho cuộc thi.

Dự kiến, Chung kết Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023 sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023 diễn ra trung tuần tháng 3/2023 tại Hà Nội.

Nam Nguyễn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top