Chuyên gia Nga đánh giá cao tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam

17:47 15/07/2022 - Kinh tế
Với một nền kinh tế mở, Việt Nam chủ động xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới (đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều), thu hút nhiều nguồn vốn đầu trực tiếp từ nước ngoài.

Sản xuất điều xuất khẩu. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, chuyên trang phân tích chính trị của Hội đồng Đối ngoại Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) mới đây đăng bài của tác giả Valeria Vershinina, chuyên gia Việt Nam học đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), Bộ Ngoại giao Nga, đánh giá cao vai trò và tiềm năng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Nga. 

Bài viết khẳng định Việt Nam được giới học giả quốc tế đánh giá là “cường quốc tầm trung” và cần phải lắng nghe ý kiến của “con hổ châu Á” này trong các vấn đề quốc tế. Chuyên gia Vershinina đánh giá cao tốc độ phát triển của kinh tế Việt Nam bất chấp những sóng gió của kinh tế thế giới.

Theo tác giả, Việt Nam là một trong không nhiều quốc gia vẫn duy trì được hoạt động kinh tế đối ngoại và động lực tăng trưởng tích cực kể cả trong điều kiện đại dịch toàn cầu và áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt. Theo nhiều dự báo, năm 2022, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam có thể dao động từ 5,5% đến 6,7%, qua đó cho thấy sự ổn định của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam.

Với một nền kinh tế mở, Việt Nam chủ động xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường thế giới (đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt điều, đứng thứ hai về xuất khẩu cà phê và gạo), thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (năm 2021, tổng FDI lên tới 31,15 tỷ USD) và hiện đã tham gia 17 hiệp định thương mại.

Về chính sách đối ngoại, chuyên gia Vershinina nhấn mạnh những thành tựu đáng kể của Việt Nam thời gian gần đây như đăng cai tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (năm 2019).

Đáng chú ý, bất chấp khó khăn do đại dịch, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch ASEAN, mở rộng đáng kể chương trình nghị sự của hiệp hội này và hoàn tất đàm phán, đi đến ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tại diễn đàn Liên hợp quốc, Việt Nam đã khởi động một loạt hoạt động với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 4/2021.

Về quan hệ song phương, tác giả bài viết khẳng định quan hệ Nga-Việt có lịch sử phát triển phong phú và lâu đời, vị thế “đối tác chiến lược toàn diện” phần lớn phản ánh bản chất nhiều mặt của hợp tác song phương và mức độ tin cậy cao giữa hai nhà nước.

Theo TTXVN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top