Chuyển đổi số và câu chuyện kinh tế báo chí

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số và câu chuyện kinh tế báo chí tại các tòa soạn đang trở thành chủ đề lớn, được báo giới quan tâm.Từ tính ưu việt của chuyển đổi số, đang gợi mở cho các tòa soạn những mô hình kinh tế báo chí mới.

Chuyển đổi số - sự phát triển tất yếu

Báo chí là một ngành đặc thù, có khả năng phản ứng nhanh nhạy nhất với mọi biến động xã hội. Bởi vậy, báo chí cũng chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ của chuyển đổi số.Thực tế, nhiều năm trước đây,
báo chí ở Việt Nam cũng đã bắt đầu chuyển mình dựa trên nền tảng Internet, nhưng bởi thiết bị chủ yếu
là máy tính bàn, tốc độ Internet còn chậm, nên hiệu quả ứng dụng chưa cao. Giờ đây, mọi thứ đã thay đổi, tin tức trên thiết bị di động đang chiếm lĩnh thị trường.

Các sản phẩm báo chí e-magazine, các dạng thức mtruyền thông sáng tạo như megastory, data journalism,inforgraphic, long form... với đặc thù tích hợp nội dung báo chí truyền thống với công nghệ đã xuất hiện, đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin đa dạng của công chúng.Tại hội thảo khoa học “Báo chí với thời cuộc trong bối cảnh chuyển đổi số” được tổ chức tháng 11/2020 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhiều ý kiến đã đồng quan điểm cho rằng: Trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin và cách mạngcông nghiệp 4.0, để thực hiện được sứ mệnh của mình, báo chí vừa có cơ hội lớn cho sự chuyển đổi và phát triển, đồng thời cũng đứng trước những thách thức chưa từng có trong lịch sử.

Thực vậy, báo chí đang phải đối diện với thực trạng thay đổi thói quen đọc, xem, nghe của công chúng; phương thức làm báo truyền thống không còn thu hút độc giả như trước đây, cùng với sự lớn mạnh của truyền thông xã hội đã làm nhiều cơ quan báo chí mất dần độc giả. Mặt khác, các giải pháp, hạ tầng phân phối nội dung và quảng cáo trên các nền tảng truyền thông xuyên biên giới đang ngày càng ưu việt, thậm chí có phần lấn át báo chí truyền thống.Trong bối cảnh ấy, báo chí vẫn phải đảm bảo thực hiện chức năng thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, thách thức đặt ra là, không thể có thông tin “kịp thời” khi báo chí được sản xuất theo quy trình cũ và luôn bị chậm chân so với các tin tức trên mạng xã hội,... Để bắt kịp xu hướng, báo chí không còn cách nào khác là phải đa dạng hóa loại hình, ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số. Rõ ràng, chuyển đổi số trong kỷ nguyên 4.0 đã trở thành yêu cầu tất yếu và chuyển đổi số trong hoạt động báo chí phải được tính đến trước tiên.

Trong diễn đàn Tổng Biên tập với chủ đề “Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu” được Báo Nhà báo và Công luận tổ chứ ctháng 6/2020, lãnh đạo các cơ quan báo chí đã đưa ra quan điểm trong  việc tìm kiếm nguồn thu phù hợp trong tương lai. Theo đó, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, các cơ quan báo chí cũng không thể chậm trễ hơn trong việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới, tìm kiếm đối tác, chuẩn bị nguồn lực để phát triển báo điện tử và các kênh mạng xã hội, tạo nguồn thu lâu dài.

Trong công cuộc chuyển đổi số,báo chí truyền thông đóng vai trò quan trọng_ Ảnh Iternet.

Vấn đề “tự thân” và nguồn thu của tòa soạn

Phát biểu tại diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn” (diễn đàn do Hội Nhà báo Việt Nam - Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với báo Tuổi Trẻ tổ chức tháng 4/2022 tại Hà Nội), đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã có những nhấn mạnh về vấn đề nhận thức trong chuyển đổi số, trong đó khẳng định, tự thân mỗi tòa soạn thấy cần chuyển đổi số, thì mới chuyển đổi số được.

Trong bối cảnh như hiện nay,chuyển đổi số là câu chuyện “lợi íchthiết thân” của các cơ quan báo chí. Nguồn thu đang là nỗi lo lớn nhất của báo chí, đặc biệt trong bối cảnh nguồn thu chính từ quảng cáo,truyền thông không những đã vơi đi mà còn thêm nhiều phần khó khăn do ảnh hưởng lâu dài từ dịch bệnh; những biến động phức tạp của tình hình thế giới.

Làn sóng dịch COVID -19 thứ 4 ở Việt Nam đã thựcsự khiến các tòa soạn lao đao sau một thời gian cố gắng căng mình gồng gánh. Chuyển đổi số khôngchỉ mang ý nghĩa đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại mà nó còn là yêu cầu cấp thiết giúp báo chí tăng nguồn thu. Phát triển báo điện tử, xây dựng các trang fanpage trên Facebook, lập các kênh YouTube, phát triển các sản phẩm báo chí sáng tạo đáp ứng nhu cầu của bạn đọc là những hướng đi có thể giúp các cơ quan báo chí tăng nguồn thu.

Thời gian qua, một số báo đã chủ động tìm kiếm cho mình các cách thức tiếp cận nguồn thu bằng cách áp dụng công nghệ như thu phí đọc từng tin, thu phí truy cập trang báo,... như TTXVN, Vietnamplus, Tạp chí Ngày nay. Giữa năm 2021, báo VietNamnet triển khai thu phí một phần nội dung chuyên mục VietNamNet Premium, mang đến cách tiếp cận theo chiều sâu cho mỗi thông tin, mỗi vấn đề nảy sinh trong xã hội thay vì đưa các thông tin nóng hổi hằng ngày như cách tiếp cận thường thấy. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khó có thể trông chờ hiệu quả của việc này như một nguồn thu đáng kể cho cơ quan báo chí, vì hầu hết người đọc báo điện tử ở Việt Nam đã quen và chỉ muốn đọc miễn phí. Số người chấp nhận trả tiền để được xem thông tin rất ít.

Thiết nghĩ điều này không phải không có cơ sở. Bởi thay đổi thói quen không dễ. Song, khó không có nghĩa là không thực hiện được. Nếu việc triển khai báo chí thu phí được thực hiện, nó sẽ là tín hiệu rất tích cực, thể hiện niềm tin vào nghề của người làm báo, mong muốn thuyết phục xã hội bằng chính chất lượng thông tin với sự chính xác, có trách nhiệm, có hiệu quả, có ích cho xã hội. Một vấn đề nữa là kinh phí đầutư. Một số tòa soạn, để cứu nguy cho báo in, đã phát triển mảng điện tử nhưng lại vướng ở chỗ, cơ sở hạ tầng lạc hậu hoặc không có. Chưa kể, chất lượng nguồn nhân lực chưađáp ứng với tình hình mới. Rõ ràng, những yêu cầu mới trong bối cảnh chuyển đổi số cũng đòi hỏi sự đổi mới trong cơ cấu tổ
chức, quy trình hoạt động của các cơ quan báo chí.

Xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và cơ quan báo chí đa phương tiện, lấy hoạt động xuất bản số làm trung tâm, phân chia nhiệm vụ của các nhân sự cho phù hợp, có sự thống nhất giữa các bộ phận xuất bản in, điện tử... đang được các tòa soạn hướng đến. Chuyển đổi số là một quá trình tiếp biến, cần có sự đầu tư thích đáng, chính sách phù hợp. Để chuyển đổi số báo chí diễn ra thành công, thiết nghĩ, cần có chiến lược chuyển đổi số nền báo chí ở tầm vĩ mô, và cả vi mô - trong từng cơ quan báo chí.

Báo chí, với sứ mệnh cao cả củamình, cần có nhiều phương thứcthông tin mới như số hóa, chuyển đổi số để hướng đến sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, sản xuất báo chí dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra các trải nghiệm có giá trị cho công chúng, trong đó có những trải nghiệm số... Song, trước tác động của chuyển đổi số, báo chí chúng ta cũng cần nhận thức rằng, mỗi tác phẩm báo chí, dù là tin, bài phản ánh hay phóng sự,... phải được viết bởi ngòi bút chân chính, trung thực; đồng thời, để tạo chỗ đứng vững chắc, mỗi tờ báo nên hướng tới phục vụ tốt nhất đối tượng công chúng đích, công chúng chuyên biệt. Chỉ có như vậy, chuyển đổi số báo chí mới tạo động lực mạnh mẽ cho kinh tế báo chí phát triển.

Định Nam

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top