Bài 7: Lưu tâm công tác cán bộ

Sắp xếp bố trí cán bộ không được bố trí nhầm người, sai người, nhầm chỗ, sai chỗ, nhất là người đứng đầu. “Dụng nhân như dụng mộc” chủ yếu nói về mặt năng lực, đánh giá năng lực cán bộ để sử dụng phù hợp.
Chống được “chạy” sẽ thành công - Phần III: Chống “chạy”

Cần nghiên cứu và thực hiện ngay các giải pháp tuyển chọn, bổ sung nguồn cán bộ chất lượng, Ảnh minh họa

Tuyển chọn nhân tài

Hiện nay, động cơ mục đích phấn đấu của không ít người là để tiến thân, từng bước được nắm giữ các vị trí có quyền lực. Đây là vấn đề đã được cảnh báo. Nếu bây giờ không có cách khắc phục, tương lai không xa, một số người mang danh cán bộ, công chức, viên chức đều bị coi là những người cơ hội.

Muốn củng cố Đảng trong sạch, vững mạnh, bộ máy nhà nước hoạt động vì dân, cần phải nghiên cứu đề ra và thực hiện ngay các giải pháp tuyển chọn, xây dựng nguồn phát triển Đảng, bổ sung nguồn cán bộ, công chức, viên chức,… Thi tuyển là một hình thức hay, nhưng làm thế nào để có kết quả thực chất, cần phải có quy định cán bộ không được tìm cách đưa người vào biên chế, nếu không đủ tiêu chuẩn, không có nhu cầu.

"Dụng nhân như dụng mộc". (Ảnh minh họa)

Sắp xếp, bố trí cán bộ

Sắp xếp bố trí cán bộ không được bố trí nhầm người, sai người, nhầm chỗ, sai chỗ, nhất là người đứng đầu. “Dụng nhân như dụng mộc” chủ yếu nói về mặt năng lực, đánh giá năng lực cán bộ để sử dụng phù hợp.

Dân gian có câu “giang sơn có thể đổi nhưng bản tính khó dời”. Cần tìm mọi cách thanh lọc ngay những cán bộ cơ hội, thực dụng, suy thoái, tham nhũng ra khỏi bộ máy nhà nước. Trước hết tập trung đối tượng người đứng đầu các cấp. Nắm vững định hướng khung tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp mà Tổng Bí thư vừa mới ký ban hành để triển khai thực hiện. Cần kết hợp với thực hiện chức trách nhiệm vụ để tiến hành kiểm tra, giám sát qua đó thanh lọc đưa được cán bộ xấu ra khỏi các cơ quan công quyền.

Hiện nay, để thực hiện được yêu cầu này là rất khó khăn. Khó khăn là ở chỗ công việc đánh giá cán bộ lâu nay luôn là một việc khó, đồng thời giao việc cho cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra giám sát, không khéo lại giao vào tay những cán bộ cơ hội, thực dụng thì không những không thanh lọc làm trong sạch được nội bộ mà còn vấy bẩn thêm chủ trương mà chúng ta muốn thực thi.

Để tiến hành việc kiểm tra giám sát nhằm đưa được cán bộ suy thoái ra khỏi bộ máy của hệ thống chính trị, đây là một vấn đề hệ trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có quy định cụ thể về cách làm, chỉ đạo trực tiếp một số ngành, địa phương có nhiều vấn đề nổi cộm có nguyên nhân từ công tác cán bộ. Ngoài ra, nên thành lập tổ chức tư vấn giúp các cấp ủy Đảng, những thành viên trong tổ chức này không bị lệ thuộc, ràng buộc gì đối với Cấp ủy được tư vấn về quyền lợi kinh tế, chính trị.

Kết hợp chủ trương thanh lọc cán bộ xấu ra khỏi bộ máy nhà nước, các cơ quan trong hệ thống chính trị, chúng ta cần tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cấp cao có thời gian nghiên cứu tình hình, thâm nhập thực tế... để cán bộ thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao bằng chính phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của mình. Muốn vậy, phải tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, giảm tối đa thời gian họp và trên đường công tác.

Trong cuốn sách "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chủ tịch đã chỉ ra khoảng 50 chứng bệnh của cán bộ lúc bấy giờ. Đồng thời Bác cũng chỉ ra cách xử lý, đó là tự phê bình và phê bình - đây là thang thuốc hay nhất để sửa chữa những chứng bệnh trên. Ảnh: TL

Tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện cán bộ

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục rèn luyện cán bộ để cán bộ không chạy, không tranh giành quyền chức. Người xưa thường nói “có lương thực ngàn gánh cũng chỉ ăn một ngày ba bữa, có căn nhà lớn mười tầng cũng chỉ ngủ ở một gian, báu vật trăm xe ngựa trong lòng vẫn buồn phiền, quan to lộc hậu cũng là đi làm hàng ngày, vinh hoa phú quý cũng chỉ thoáng qua như mây khói”. Vậy làm sao chúng ta phải cứ tranh giành nhau?

“Suy cho cùng tranh giành cũng để thỏa tâm ích kỷ mà thôi. Nhiều khi tranh giành được quyền và tiền trong tay thì hạnh phúc sẽ mất đi, tranh giành được thanh danh thì niềm vui cũng chả tồn tại, những thứ không thuộc về bản thân mà tranh giành sẽ khiến tâm bất an”.

Tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể cần phải tuyên truyền giáo dục để Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không tranh giành, không “chạy”. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực. Đảng cử cán bộ ra, dân bầu cán bộ lên nắm giữ các cương vị để phục vụ dân chứ không phải để cai trị dân, áp bức dân. Chúng ta đứng trong hàng ngũ của Đảng, những người ưu tú tiêu biểu của giai cấp, dân tộc, suy nghĩ, hành động của chúng ta phải theo hướng hy sinh, cống hiến nhiều hơn. Phải biết đồng cảm, chia sẻ những cảnh đời khó khăn, cơ cực. Người dân trong một nước, họ có quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc. Nhưng nhiều vùng người dân vẫn sống một cuộc sống nghèo khổ, và một số nơi sống trong môi trường pháp lý thiếu an toàn do bộ máy suy thoái, một số người đã nghèo còn bị oan. Vậy trách nhiệm của Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, những người hưởng lương từ tiền thuế của dân cần phải suy nghĩ và hành động thế nào cho đúng lý, cho phải đạo?

Lẽ ra chúng ta phải nghĩ đến cuộc sống của người dân để quyết tâm phấn đấu, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đằng này không ít cán bộ lại say sưa với quyền lực, tiền bạc, chạy chọt, tranh giành những thứ mà không tương xứng hoặc ngược với thực tế đóng góp của mình cho xã hội. Cán bộ phải có lòng tự trọng, phải biết xấu hổ để từ chối những hưởng thụ do công sức trí tuệ người khác tạo ra không thuộc về mình. Từ chối nhận những cương vị mà mình không có khả năng đảm nhiệm. Sẵn sàng thôi đảm nhiệm chức vụ khi mình có sai lầm, khuyết điểm…

Nguyễn Hòa Văn

  SERIES: Chống được "chạy" sẽ thành công

Phần I: Nhận diện "chạy"

>>> Bài 1: "Chạy" tiếp sức cho giặc nội xâm và thế lực thù địch

>>> Bài 2: Không "chạy" không được

>>> Bài 3: "Chạy" tạo nhiều bất công xã hội

Phần II: Nguyên nhân và hệ lụy

>>> Bài 4: Nguyên nhân của "chạy"

>>> Bài 5: Hệ lụy của "chạy"

Phần III: Chống "chạy"

>>> Bài 6: Sửa lỗi hệ thống

>>> Bài 7: Lưu tâm công tác cán bộ

>>> Bài 8: Phát huy dân chủ và truyền thông

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top