Bài 5: Hệ lụy của "chạy"

Say sưa với các nấc thang danh và lợi, quyền lực và tiền bạc đã làm cho con người ta tha hóa. Từ một cán bộ sống trong lòng dân, được nhân dân tin yêu kính phục trở thành người có lối sống cơ hội, thực dụng, thậm chí đối lập với mục đích, lý tưởng của Đảng và lợi ích của nhân dân.
Chống được “chạy” sẽ thành công - Phần II: Nguyên nhân và Hệ lụy

Ảnh minh họa

Nhà nước ta là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”. Lẽ ra cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy công quyền phải lấy nhiệm vụ phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp làm mục tiêu hành động, làm thước đo sự cống hiến. Nhưng khi một số cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước  suy thoái, thì mục tiêu hành động của họ là quyền lực và tiền bạc. Hành vi phục vụ của họ có khi là giả tạo, nhằm che đậy những động cơ mục đích cá nhân mà họ theo đuổi, hoặc thay vì việc phục vụ mà hành dân là chính.

Khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy thoái nghiêm trọng về đạo đức công vụ, những quy định, quy chế nhằm giám sát, ràng buộc cán bộ, công chức thực hiện công vụ không có hiệu lực thực tế, bị vô hiệu hóa. Thậm chí có những trường hợp ý chí chủ quan của người đứng đầu còn cao hơn luật pháp.

Trong lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ, người dân, doanh nghiệp bị “hành” nhiều. Bên cạnh đó, hội họp quá nhiều; người có trách nhiệm cao, quyền lớn thì họp nhiều hơn người có trách nhiệm thấp, quyền bé. Có những cuộc họp tốn kém, lãng phí không đi đến đâu. Có nhiều vấn đề, vụ việc, họp rất nhiều cuộc không kết luận được. Có một số cán bộ cao cấp, thời gian họp, trên đường công tác,… dường như kín lịch tuần, tháng, “quanh năm bận rộn, bốn mùa khẩn trương”. Hàng ngày còn chút thời gian buổi tối dành cho gia đình, nhưng rồi phần lớn thời gian được nghỉ ngơi đôi lúc lại “bị quấy rầy” phải "tiếp khách xếp hàng".

Vì thiếu thời gian nên cán bộ cấp càng to càng lệ thuộc bộ máy tham mưu giúp việc. Mà bộ máy tham mưu giúp việc có nhiều nơi chất lượng yếu cũng do “chạy”. Hậu quả là có nhiều quyết định, chỉ đạo không đúng với tầm trí tuệ của người lãnh đạo, thậm chí có trường hợp quyết định, chỉ đạo sai hoặc chưa phù hợp, gây phức tạp cho điều hành quản lý công việc cấp dưới. Có vụ việc, vấn đề khi bị chất vấn người có trách nhiệm không trả lời được ngọn ngành thấu đáo.

Họp quá nhiều gây lãng phí thời gian, kinh phí tổ chức (Tranh: PAP08), ảnh minh họa

“Chạy” gây tốn kém lãng phí bao thời gian, công sức của người “chạy” và người được “chạy” (thời gian chuẩn bị vật chất, chuẩn bị nội dung, thời gian hẹn, xếp lịch, thời gian tiếp xúc, gặp gỡ, đi lại,…). Trên thực tế, có thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc doanh nghiệp, thời gian phục vụ cho việc “chạy” còn nhiều hơn thời gian xử lý công việc theo chức trách được giao.

“Chạy” có thể thay đổi các quy định của pháp luật. Muốn có quyền, có lợi, một số Bộ, ngành có thể trình ra những "quy định" để đưa vào luật, nghị định những nội dung theo ý muốn, thậm chí có trường hợp đề xuất ra những điều thiếu thực tế, bất hợp lý. “Chạy” có thể biến những người có tội thành không có tội, nhiều tội thành ít tội, công ít thành công nhiều, không có công thành có công. “Chạy” có thể để buôn lậu, để gian lận thương mại, để không phải nộp thuế.

“Chạy” để bỏ qua các khâu thẩm định, phớt lờ ý kiến các nhà khoa học để triển khai những đại dự án mà hậu quả khi mới vận hành đã làm cho môi trường một vùng biển rộng lớn bị ô nhiễm nặng, làm cho cuộc sống hàng vạn hộ gia đình thiếu ổn định như vụ xả thải của Formosa. “Chạy” có thể phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, phá nát sự giàu có và thân thiện của thiên nhiên ban tặng cho con người. “Chạy” có thể biến các vị trí chiến lược, quỹ đất dành cho các công trình quan trọng của quốc gia thành nơi thực hiện dự án du lịch, nhà nghỉ dưỡng cao cấp, nhà hàng, khách sạn, sân golf.

“Chạy” có thể biến công viên, trường học, công trình giao thông,…nằm trong các bản quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thành những tòa nhà cao chọc trời, bỏ phí bao công sức của các tổ chức tư vấn chuyên ngành và gây nhiều hệ lụy cho xã hội. “Chạy” có thể biến tài nguyên của đất nước thành của “nhóm lợi ích”…

Ảnh minh họa: Anthony Cooper

Đất đai là sở hữu của toàn dân, nhà nước là người đại diện cho chủ sở hữu. Còn biết bao nhiêu khu đất vàng ở các đô thị lớn, biết bao nhiêu những vùng đất, mặt nước có vị trí thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, mà hàng chục năm vẫn bỏ hoang, không có người khai thác. Dường như những vùng đất này đều đã có chủ.

Tài nguyên đất nước giàu, nhưng phát huy kém hiệu quả; tiền bạc cũng vậy, “chạy” đã làm cho việc thực hiện luật ngân sách và sử dụng ngân sách kém hiệu quả. Nơi có nhu cầu chính đáng, bức xúc không được cấp ngân sách. Nơi không có nhu cầu hoặc nhu cầu chưa bức thiết lại được cấp. Nhiều nơi cần tiền để tiêu thì không có và có những nơi không cần tiền hoặc chỉ cần ít tiền thì lại phải nghĩ cách để tiêu hết tiền. Nếu ở đâu hợp thức hóa chứng từ để tiêu hết số ngân sách được cấp mà nhỡ ra vướng phải thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rồi lại “chạy”. Nếu không “chạy” được, có bị xuất toán, sau đó lại nghĩ cách khắc phục. Nhiều tội phạm kinh tế về tham ô và cố ý làm trái chưa được đưa ra ánh sáng là vì “chạy”.

Vì vậy, kỷ cương bị rối loạn, đạo đức, đạo lý bị xói mòn, nhân dân giảm sút niềm tin vào thể chế chính trị, tinh thần tư tưởng của một bộ phận quần chúng đang bị lung lạc, các thế lực thù địch đang tìm cách lợi dụng xuyên tạc chống phá. Cuộc chiến chống suy thoái, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn.

Cuộc chiến chống suy thoái, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” đang gặp nhiều trở ngại, khó khăn, tuy nhiên báo chí vẫn luôn là lực lượng tiên phong trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Ảnh: Sơn Hải

Có thể thấy “chạy” trở thành cầu nối tiếp sức cho sự tha hóa quyền lực, tiếp sức cho cái xấu, cái ác trong xã hội. “Chạy” đã khiến bộ máy nhà nước cồng kềnh, số lượng người hưởng lương trong bộ máy quá lớn, lương thấp không đủ sống, phải “chạy”. Chất lượng cán bộ, công chức, ngày càng sa sút, thực hiện chức năng, nhiệm vụ kém hiệu quả; và do đó bản chất tốt đẹp của Nhà nước bị lu mờ. “Chạy” đã tiếp sức cho nạn tham nhũng, nhất là tham nhũng quyền lực.

Nguy hiểm nhất là, tâm lý “chạy”, thói quen “chạy”, thái độ khuyến khích “chạy” đang hiển nhiên trong đời sống xã hội; đang là thứ dịch bệnh lây truyền làm thay đổi các giá trị truyền thống, gây bất ổn xã hội. Các phương thuốc chống “chạy” đã được Đảng ta kê ra trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII là liệu trình đặc hiệu, tuy nhiên "căn bệnh trầm kha" này vẫn đang thẩm thấu, công phá.

Nguyn Hòa Văn

  SERIES: Chống được "chạy" sẽ thành công

Phần I: Nhận diện "chạy"

>>> Bài 1: "Chạy" tiếp sức cho giặc nội xâm và thế lực thù địch

>>> Bài 2: Không "chạy" không được

>>> Bài 3: "Chạy" tạo nhiều bất công xã hội

Phần II: Nguyên nhân và hệ lụy

>>> Bài 4: Nguyên nhân của "chạy"

>>> Bài 5: Hệ lụy của "chạy"

Phần III: Chống "chạy"

>>> Bài 6: Sửa lỗi hệ thống

>>> Bài 7: Lưu tâm công tác cán bộ

>>> Bài 8: Phát huy dân chủ và truyền thông

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top