Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm tăng tốc để cán đích trước thời hạn

00:26 14/02/2023 - Kinh tế
Dự kiến hoàn thành trước tiến độ 3 tháng, cung đường cao tốc thành phần Nha Trang - Cam Lâm đang được đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ với hàng ngàn nhân sự làm việc xuyên đêm.

Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm là dự án thành phần, thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 1. Dự án được khởi công từ tháng 9/2021, theo hình thức đối tác công - tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên tổng kinh phí hơn 7.600 tỷ đồng.

Một tuyến đường trên dự án_Ảnh: PV. 

Tuyến đường có chiều dài hơn 49 km, trong đó, 8 km thuộc huyện Diên Khánh; 30,5 km nằm tại huyện Cam Lâm và 10 km qua TP. Cam Ranh. Với quy mô 4 làn xe rộng 17 m, dự án hứa hẹn là tuyến giao thông trọng điểm, kết nối tuyến đường Bắc - Nam từ xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh đến xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh (Khánh Hòa). Sau giai đoạn hoàn chỉnh, đường sẽ được vận hành với 6 làn xe, rộng 32 m, trong đó có 02 làn khẩn cấp.

Dự án có 25 cầu và 18 điểm dừng xe khẩn cấp_Ảnh: PV. 

Trong thời gian gấp rút để hoàn thành giai đoạn 1, công trình dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm luôn có sự hiện diện của công nhân cả ngày lẫn đêm. Hơn 1.000 công nhân được huy động để làm việc tại khu vực cao tốc đoạn qua xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm. Thời gian làm việc thường được chia làm 3 ca chính, mỗi ca bao gồm 8 tiếng và được luân phiên liên tục bởi 4 kíp làm việc.

Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đã bàn giao 49/49,1 km, đạt 99,8%. Nhà đầu tư cũng cam kết rút ngắn tiến độ 3 tháng, hiện tại, dự án đã đạt 70% khối lượng với các cung đường thành hình.

Công trường sôi động với sự hiện diện của công nhân 24/24h_ Ảnh: PV. 

Bên cạnh việc vượt tiến độ hoàn thành, tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm còn được ứng dụng nhiều công nghệ - kỹ thuật tiên tiến. Doanh nghiệp thực hiện dự án thi công giải phân cách cao 1,2 m bằng công nghệ mới, kết hợp khả năng chống khói. Bên cạnh đó, giải phân cách thường xuyên được bảo dưỡng bằng vải địa kỹ thuật, nhằm giữ ẩm cho lớp bê tông.

 Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trên toàn dự án_Ảnh: PV. 

Toàn tuyến có 25 cầu đang được thi công. Những cầu vượt có chiều rộng từ 5-12 m, thay đổi tùy vào kích thước của đường thực tế. Dự án được thiết kế với 18 điểm dừng xe khẩn cấp, đoạn cuối tuyến có bố trí làn dừng xe khẩn cấp ở mỗi bên.

Hiện nay, trên công trường có khoảng 120 máy móc thi công, bao gồm các loại xe lu, máy khoan xoay, máy ủi, máy đào, cần cầu,… và được vận hành liên tục bởi đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân,…

Gói xây lắp số 3 bao gồm hầm Dốc Sạn đang được đẩy nhanh thực hiện_ Ảnh: PV.

Theo chủ đầu tư, tuyến cao tốc có 3 gói thầu xây lắp, trong đó, gói thầu đang được tích cực thực hiện là gói xây lắp số 3 có các hạng mục như hầm Dốc Sạn, hệ thống ITS. Đây được xem là gói thi công quan trọng nhất, với hầm có 02 ống A và B có tổng chiều dài khoảng 1,5km (mỗi ống dài khoảng 750 m). Hầm là điểm trọng yếu cuối cùng để chủ đầu tư có thể hoàn thành cam kết thông xe trước thời hạn. Hiện cửa bắc và cửa nam của hầm Dốc Sạn đã hoàn thiện gia cố mái taluy, đội ngũ kỹ sư và công nhân đang thi công hệ thống thoát nước và chống thấm hầm,...

Công nhân và kỹ thuật viên làm việc trên công trường trong thời tiết nắng nóng_Ảnh: PV. 

Dự kiến, cao tốc Nha Trang - Cam Lâm sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 6 và đi vào hoạt động vào tháng 9/2023, được quản lý bởi Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT), do Công ty TNHH Đầu tư đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (Tập đoàn Sơn Hải) là chủ đầu tư.

Khánh Trinh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top