Bồi dưỡng nghiệp vụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác nghiệp

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác phẩm báo chí góp phần hỗ trợ phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí, thông tấn tại Quảng Bình đẩy mạnh chất lượng của tác phẩm báo chí và hoạt động tác nghiệp nói chung.

Ngày 18/10, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Bình đã khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác nghiệp báo chí”, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp báo chí cho hội viên, phóng viên, nhà báo các cơ quan báo chí, thông tấn trong tỉnh.

Toàn cảnh lớp bồi dưỡng nghiệp vụ_Ảnh: PV.

Giảng viên hướng dẫn hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến với các nhà báo, phóng viên là chuyên gia truyền thông Phạm Tấn Anh Vũ, Trưởng đại diện khu vực phía Nam của công ty VAIS đơn vị chuyên về giải pháp trí tuệ nhân tạo cho khối Chính phủ. Đơn vị đã ứng dụng giải pháp nhận dạng giọng nói trong tiếng Việt chuyển thành văn bản cho Văn phòng Chính phủ, sử dụng trong các phiên họp Quốc Hội và tại Đảng ủy TP. Hồ Chí Minh,…

Tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các nhà báo, phóng viên sẽ được tập huấn áp dụng công nghệ để chuyển đổi băng video, ghi âm thành văn bản lưu trên máy vi tính hoặc điện thoại; Áp dụng trí tuệ nhân tạo để trở thành công cụ cho phóng viên, biên tập viên khai thác thông tin và biên tập bài viết 2000 chữ trong 5 phút; ứng dụng công nghệ để chuyển các nội dung họp online thành văn bản mà không cần tham dự cuộc họp vẫn ghi chép đầy đủ; ứng dụng công nghệ để giúp phóng viên hiện trường tác nghiệp nhanh mà không cần gõ bài, không cần gửi email nhưng toà soạn vẫn có thể thấy nội dung và chỉnh sửa bài viết bằng văn bản; ứng dụng bóc tách giọng nói từ video chuyển thành phụ đề tiếng Việt hoặc tạo giọng nói đọc lời bình đa ngôn ngữ kết hợp, dành cho lĩnh vực video, đài phát thanh.

Chuyên gia Phạm Tấn Anh Vũ đã giới thiệu các phần mềm ứng dụng trong tác phẩm báo chí, bao gồm hỗ trợ đầu ra và đầu vào như memobot.io, lovinbot.com, dizim.ai,…

Chuyên gia Phạm Tấn Anh Vũ giới thiệu các sản phẩm công nghệ ứng dụng AI_Ảnh: PV. 

“Các ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của cả một quá trình trăn trở cách để hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình tác nghiệp của phóng viên, nhà báo, đồng thời tăng chất lượng của tác phẩm báo chí. Trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc đảm bảo tính khách quan, thay thế công việc tốn thời gian và giữ tính chính xác của sự việc”, ông Phạm Tấn Anh Vũ cho biết.

Thông qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các phóng viên, nhà báo tại các cơ quan báo chí - thông tấn ở Quảng Bình đã có cơ hội trải nghiệm và sử dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ cho hoạt động tác nghiệp như máy tính mini, phần mềm bóc tách băng ghi âm...

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác nghiệp báo chí” thu hút gần 40 học viên từ các cơ quan báo chí, đài truyền hình, các hội viên, cộng tác viên, các cá nhân từ đơn vị truyền thông các cơ quan chức năng.

PV 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top